Translate

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

'Trung Quốc đã ngụy biện vụng về'

"Dù Trung Quốc phát ngôn thế nào đi nữa thì việc họ nổ súng bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam là một sự thật không thể chối cãi được. Chỉ có điều họ đang tìm cách quanh co, lấp liếm từ việc bắn cháy tàu cá Việt Nam thành việc đe dọa, cảnh cáo".

Trước sự việc Trung Quốc nổ súng bắn cháy cabin tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rồi lại trắng trợn phủ nhận sự việc, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.

Ông Dương Danh Dy: "Trung Quốc đang tìm cách quanh co, lấp liếm..."

Thưa ông, trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động gây khó khăn, thậm chí bắt giữ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất ngày 20/3/2013, tàu Trung Quốc lại nổ súng vào tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa. Dường như để thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc ngày càng táo tợn, vô nhân đạo?

Hiện nay, để thực hiện mưu đồ bành trướng, xâm phạm các vùng biển có chủ quyền tại Biển Đông, trong đó có vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc tiến hành cải tổ lại Cục Hải dương. Vẫn mang tên gọi là Cục Hải dương nhưng Cục Hải dương mới của Trung Quốc hiện nay ngoài việc bao gồm cơ cấu Cục Hải dương cũ còn có cả lực lượng cảnh sát vũ trang, lực lượng Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Hải sự và Hải quan, thống nhất chỉ huy các lực lượng trên biển.

Việc thành lập Cục Hải dương này cũng là sự leo thang mới ngày càng táo tợn của Trung Quốc khi đưa các lực lượng vũ trang vươn vòi bạch tuộc ra tuần tra, kiểm soát trái phép trên biển Đông, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Điều đó cũng nói lên rằng nếu chúng ta không kịp thời, cương quyết có những biện pháp ngăn chặn cụ thể thì sự việc sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam.

Hành động Trung Quốc bắn cháy tàu cá ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vừa là hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn vừa là hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận.

Ông nói gì về việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối xác nhận tàu Trung Quốc nổ súng vào một tàu cá của Việt Nam nhưng lại cho rằng chiếc tàu của Việt Nam “không bị thiệt hại gì”?

Phía Trung Quốc đã quá quen với việc như vậy.

Thế nhưng, trong sự việc này, dù họ có phát ngôn thế nào đi nữa thì việc Trung Quốc đã nổ súng bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam là một sự thật không thể chối cãi được. Chỉ có điều Trung Quốc đang tìm cách quanh co, lấp liếm từ việc bắn cháy tàu cá Việt Nam thành việc đe dọa, cảnh cáo.

Việc nhà nước Trung Quốc phát ngôn như vậy là một sự ngụy biện vụng về. Hành động Trung Quốc bắn cháy tàu cá ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vừa là hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn vừa là hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận.

Trong vụ việc vừa rồi, các ngư dân đã quyết tâm bảo vệ bằng được lá cờ tổ quốc để rồi sau đó tiếp tục cắm lá cờ lên nóc cabin bị cháy của con tàu. Các ngư dân đã thể hiện cao nhất ý thức về chủ quyền ngay trong những thời điểm hết sức cam go, thưa ông?

Hành động ngư dân Việt Nam quyết bảo vệ lá cờ tổ quốc trước ngọn súng của tàu Trung Quốc là hành động mà chúng ta hết sức trân trọng.

Tôi tha thiết đề nghị Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hãy đứng ra kêu gọi các thế hệ thanh niên Việt Nam bên cạnh việc học tập, lao động và vui chơi giải trí hãy dành ra một phần thời gian, một phần ý thức trách nhiệm và tinh thần quan tâm, ủng hộ các ngư dân trên biển. Các thế hệ thanh niên hãy cùng tập hợp lại thành một phòng trào ủng hộ, đừng để các bác, các chú, các anh em ngư dân của chúng ta đơn độc đương đầu với Trung Quốc trên vùng biển của tổ quốc.

Xin cảmơn ông!

TheoDân trí

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin xã hội

Bá quyền đi liền vô nhân

Đến Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang), ta sẽ thấy một cây gạo cao hơn 30 mét, thân cây bầm dập những vết đạn bị quân Trung Quốc bắn, khi nhà cầm quyền Bắc Kinh xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Cây gạo thương tích vẫn còn đó như một chứng tích khắc ghi những tháng ngày quân và dân ta ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thời gian qua đi, vết thương trên thân cây đã thành sẹo, những tưởng quá khứ đã khép lại nhưng không, cho đến hôm nay Biển Đông vẫn dậy sóng trước những hành động bá quyền từ phía Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trong ngư trường truyền thống tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vẫn bị phía Trung Quốc bắt giữ, đuổi bắn. Đó là hành động không thể chấp nhận.

 
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
được người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
thực hiện nhiều trăm năm qua
 
Suốt mấy tháng qua, ngư dân Việt Nam đã gặp rất nhiều trở ngại khi đánh bắt hải sản trong vùng biển của Tổ quốc mình, nhất là vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu cá Việt Nam đã bị tàu hải giám, ngư chính có vũ trang lẫn trực thăng phía Trung Quốc rượt đuổi. Hành động ấy không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà còn cho thấy phía Trung Quốc đang chuyển sang hành động vũ lực vô nhân đạo đối với người dân lao động Việt Nam không một tấc sắt trong tay. Vụ việc mới đây nhất đã khẳng định điều đó.
 
Ngày 24-3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải- ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở về Đất Mẹ trong tình trạng bị bắn cháy, hư hỏng nặng nề. Trong lúc đánh bắt thủy sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ngày 20-3, tàu cá của ông Phải đã bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và nổ súng thẳng vào cabin. Sự vây hãm, hăm dọa và tấn công bằng vũ lực kéo dài tới 30 phút. Một chiếc tàu cá với những người dân hiền lành không có vũ khí tự vệ đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển nước mình lại bị tấn công bằng súng. Đây là một bước đi nguy hiểm hung hãn của phía Trung Quốc nhằm đẩy bằng được người Việt Nam ra khỏi vùng biển của mình, để độc chiếm Biển Đông. Trước đó là xua đuổi, là bắt giữ, bây giờ là bắn thẳng vào người dân lao động. Sự leo thang này cho thấy tính chất vô nhân ngày càng lộ rõ. Từ đó một câu hỏi đặt ra: Nấc thang cuối cùng của hành động leo thang ấy sẽ là gì?
 
Trong khi lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp thương lượng; muốn có hòa bình trên Biển Đông- vậy họ giải thích ra sao về hành động bắn vào người dân nước khác như vừa rồi? Lời nói và việc làm không đi đôi; sự gây hấn ngày càng rõ rệt, mức độ leo thang tăng dần... phải chăng tư tưởng bá quyền của họ chưa bao giờ nguôi ngoai. Tư tưởng sô-vanh chỉ biết đến quyền lợi quốc gia mình từ đó sẵn sàng chà đạp lẽ phải, công lý, tước đoạt quyền lợi chính đáng của các dân tộc, quốc gia khác. Phục vụ cho mục đích ấy, họ đã bắn vào dân thường- một hành động triệt đường sống của con người. Đã thế, phía Trung Quốc lại còn lớn tiếng tuyên bố rằng bắn là chính đáng; đồng thời lên giọng "khuyên” Việt Nam cần "giáo dục ngư dân của mình” không đi vào vùng biển mà họ tự nhận là lãnh hải của họ. Làm sao vùng biển ấy lại có thể là của phía Trung Quốc? Lịch sử đã ghi nhận, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Người Việt Nam nhiều trăm năm trước đã xác định chủ quyền của mình tại đây, điều đó được thế giới thừa nhận với những tấm bản đồ, những ghi chép hải trình kể cả của các hải thuyền châu Âu.
 
Ngày nay, tới huyện đảo Lý Sơn, người ta vẫn chứng kiến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 17 (chính xác là năm 1836), Chúa Nguyễn đã tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người ở đây dong thuyền ra quần đảo Hoàng Sa, vừa là để khai thác đánh bắt hải sản, vừa là để khẳng định chủ quyền. "Đại Nam thực lục” ghi rằng, năm 1754, Mùa Thu, tháng 7, ngư dân Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh (Trung Quốc). Nhà Thanh hậu cấp rồi cho đưa về. Chúa Nguyễn viết thư cảm ơn. Ngay từ ngày đó, phía Trung Quốc đã công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc thời ấy còn giúp người dân Việt Nam gặp nạn trên biển. Thế nhưng sau này khi "vừa là đồng chí vừa là anh em” họ lại hành động trái ngược. Điều đó càng làm người ta nhớ lại việc vì sao các chúa Nguyễn thiết lập Hải đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh (Lý Sơn), luân phiên nhau đi ra đảo. Tháng Giêng mỗi năm, dân binh Lý Sơn lại nhận mỗi người 6 tháng lương, chèo 5 chiếc thuyền câu nhỏ 3 ngày 3 đêm ròng rã ra đảo Hoàng Sa. Tháng 8 họ mới trở về. Việc duy trì Hải đội Hoàng Sa diễn ra liên tục, bởi quần đảo này là của Việt Nam. Năm tháng trôi qua, Âm Linh tự trên đảo Lý Sơn thờ vong hồn dân binh giữ đảo vẫn còn đó, quanh năm hương khói. Thân xác hòa vào lòng biển khơi nhưng vong linh họ thì vẫn lồng lộng giữa muôn trùng sóng gió. Đình làng Lý Vĩnh vẫn tế sống những người con thân yêu ra Hoàng Sa, vì biết rằng nhiều người một đi không trở lại.
 
... Gìn giữ từng tấc đất biên cương, từng hòn đảo, từng hải lý là tâm niệm của mỗi con dân đất Việt. Tháng 3-1988, các tàu HQ-505, HQ-604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 Hải quân được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Chiều tối ngày 13-3 năm ấy, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 đến Len Đao. Sáng hôm sau, ngày 14-3, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Gạc Ma, giật cờ Việt Nam. Các chiến sĩ trên đảo đã cùng nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Họ đã tạo thành một vòng tròn bất tử giữa đại dương nơi diệu vợi con nước. 64 chiến sĩ hy sinh lẫm liệt, họ đã hóa thân thành cột mốc biên cương chủ quyền quốc gia trong lòng biển.
 
Đường lưỡi bò thậm vô lý của phía Trung Quốc xuất phát từ tư tưởng bá quyền đi liền với sự vô nhân: nã súng vào người dân. Hành động ấy trời cùng người đều giận. Người ta đã vội quên rằng, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc thì người Việt Nam vẫn không tiếc máu xương để giành độc lập, để làm chủ nhân đất nước. Bạo cường không thể bẻ gẫy tình yêu đất nước. Người Việt Nam có chính nghĩa, người Việt Nam yêu đất nước mình, xả thân vì đất nước mình- ngàn xưa đã vậy và hôm nay vẫn thế. Bất chấp sự đe dọa, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi đánh bắt hải sản trong ngư trường truyền thống của mình. Cả nước sát cánh cùng ngư dân bám biển. Sức mạnh của ta là chính nghĩa, "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân mà thay cường bạo” chứ không phải là súng đạn và sự vô nhân.
NAM VIỆT

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin xã hội

Xây dựng mạng xã hội cho thanh niên, đoàn viên Việt Nam

Mạng xã hội của thanh niên không chỉ là công cụ chia sẻ sở thích của mỗi thành viên, mà còn là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, khơi gợi và định hướng những phong trào tốt đẹp cho thanh niên.

 

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Dương Văn An: Xây dựng mạng xã hội cho thanh niên là điều cần thiết. Ảnh: VGP/Thành Chung

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Dương Văn An chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ về ý tưởng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng một mạng xã hội cho thanh niên, đoàn viên Việt Nam.

Trong xu hướng ngày càng có nhiều bạn trẻ tiếp cận với những tiện ích của internet, đồng thời đã xuất hiện nhiều mạng xã hội đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thanh niên, thì ý tưởng cho việc ra đời một mạng xã hội của thanh niên là tất yếu.

Bên cạnh đó, hệ thống 11 cơ quan báo chí đa phương tiện có uy tín thuộc Trung ương Đoàn và phát triển vững chắc sẽ là cơ sở khách quan để xây dựng mạng xã hội của Trung ương Đoàn cho thanh niên, đoàn viên.

Sự gắn kết giữa hệ thống truyền thông hiện tại của Trung ương Đoàn, hay của các Đoàn cơ sở, với mạng xã hội của thanh niên trong tương lai sẽ chỉ là một hợp phần thông tin trong nhiều hợp phần khác. Cụ thể, thay vì tổ chức các cuộc thi cho đoàn viên trên báo in, sẽ tổ chức thi online để tạo điều kiện cho nhiều người tham dự và kinh phí đỡ tốn kém hơn.

Thực tế Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đang ứng dụng internet để tổ chức cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thu hút nhiều đoàn viên tham gia. Nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cuộc thi trắc nhiệm trên mạng tìm hiểu về tổ chức Đoàn do Trung ương Đoàn tổ chức cũng đã thu hút nhiều bạn trẻ dự thi.

“Như vậy, mạng xã hội cho thanh niên sẽ góp phần làm cho các hoạt động Đoàn không chỉ sôi nổi trên thực tiễn, mà sẽ lan tỏa nhanh hơn, mạnh hơn đến đông đảo đoàn viên, thanh niên”, anh Dương Văn An nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có một khó khăn là làm thế nào thu hút sự tham gia của thanh niên trước việc có nhiều mạng xã hội đang chiếm “ưu thế”. Để giải quyết vấn đề này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn giao một bộ phận nghiên cứu xây dựng các tiện ích của mạng xã hội cho thanh niên Việt Nam trên quan điểm thực hiện chậm, chắc và kiên trì. Trung ương Đoàn cũng phối hợp với một số bộ, ngành, nhất là Bộ Thông tin-Truyền thông, để triển khai các bước cần thiết xây dựng mạng xã hội cho thanh niên.

“Với mạng xã hội này, quan trọng nhất là gây dựng cái tốt, ngăn chặn cái xấu trong thanh niên qua các phong trào. Thanh niên xây dựng mạng xã hội này sẽ là lực lượng định hướng thông tin, phản bác những xu hướng tiêu cực và lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong thanh niên ”, anh Dương Văn An nói.

Việc xây dựng một mạng xã hội cho thanh niên cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ chính của tổ chức Đoàn trong tập hợp, rèn rũa thanh niên trong môi trường cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ, xác định rõ trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội và đất nước.

 

Hà Văn Hưng - Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang:“Mạng xã hội cho thanh niên là điều cần phải thực hiện trong thời điểm hiện nay khi nhu cầu giao lưu, học hỏi của thanh niên là rất lớn. Công nghệ thông tin ngày một phát triển sẽ là chỗ dựa vững chắc để xây dựng mạng này. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này của Ban bí thư Trung ương Đoàn. Tôi hy vọng khi có mạng này, các đoàn viên trong khối văn phòng các ủy ban sẽ có một môi trường trao đổi kinh nghiệm làm việc tại các văn phòng”.

Hà Chánh Thảo - Phó Chủ tịch xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đoàn viên trẻ tham gia dự án 600 phó chủ tịch xã về các xã thuộc 62 huyện nghèo:“Mạng xã hội cho thanh niên sẽ là công cụ hữu ích góp phần giúp các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đoàn thống nhất, xuyên suốt đến tận cơ sở. Chúng tôi, những đoàn viên trẻ tham gia làm phó chủ tịch xã tại các huyện nghèo, sẽ có thêm cơ hội trao đổi kiến thức về mọi mặt với những người năng động trên cả nước”.

Nguyễn Anh Khoa - Phó Chủ tịch xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi:“Để thu hút sự tham gia của thanh niên, tôi cho rằng mạng xã hội này cần phải có đầy đủ các tính năng tiện dụng trong chia sẻ truyền thông đa phương tiện. Nhưng để tạo ra “chất” riêng có của mạng này, tôi cho rằng cách tổ chức thông tin là yếu tố quyết định để tạo ra sự phong phú trong nội dung, thu hút thành viên tham gia, đồng thời định hướng thông tin gắn với tinh thần xung kích và lý tưởng cống hiến cách mạng của thanh niên bằng việc gây dựng các phong trào mới có ý nghĩa thiết thực”.

Hồng Điệp (thực hiện)

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin xã hội

Tuyên truyền về biển, đảo cho đoàn viên, thanh niên

Sáng 27.3, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có buổi đối thoại trực tiếp với hơn 200 đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà.

 

Ông Thái Bình - Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam cho rằng: “Buổi gặp gỡ, đối thoại nhằm định hướng, truyền đạt thông tin, thông điệp của lãnh đạo tỉnh đối với Đoàn các cấp và đoàn viên thanh niên, cũng như tạo điều kiện cho thế hệ trẻ bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, đề xuất, thể hiện trách nhiệm góp phần tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Nam”.

Bà Trần Thị Cẩm Nhung - Bí thư Thành đoàn Hội An đặt câu hỏi: Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông và những thông tin sai lệch trên internet hiện nay, Thường trực Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền như thế nào cho đoàn viên, thanh niên tìm kiếm những thông tin chính thống liên quan vấn đề biển đảo, để họ yên tâm lao động sản xuất, cũng như có cơ hội bày tỏ chính kiến của mình?

Đoàn viên, thanh niên đặt câu hỏi với lãnh đạo tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Hải - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam trả lời: “Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin chưa chính thống, xuyên tạc về biển đảo của chúng ta. Vì vậy các bạn trẻ nói riêng và người dân nói chung cần phải cảnh giác; nâng cao ý thức chính trị, tư duy vững vàng.

Ngoài ra, giới trẻ luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet, nên chúng ta phải có định hướng để thanh niên có quan điểm đúng đắn về các vấn đề chính trị - xã hội. Đoàn cần vào cuộc tuyên truyền mạnh hơn về chính trị tư tưởng đối với đoàn viên thanh niên. Chúng ta tin T.Ư sẽ có những quyết sách chiến lược để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến biển đảo. Hiện có rất nhiều tư liệu, tài liệu chính thống để chúng ta khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa”.

Trương Hồng

Các bài liên quan:

thu mua nhom phe lieu

Tin xã hội

Ngô lai VN 8960 leo đồi

Chỉ sau mấy năm xuất hiện tại vùng đất đồi núi xã Ninh Thượng, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nhưng giống ngô lai VN 8960 đã hoàn toàn chinh phục người dân nơi đây bởi nhiều tính ưu việt vượt trội so với giống ngô khác.

 

Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi trong mùa mưa. Năm 2012 lượng mưa ít khiến cây ngô phụ thuộc vào nước mưa bị giảm năng suất. Tuy nhiên người dân xã Ninh Thượng nhờ trồng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 vẫn cho năng suất cao.

Anh Trần Thành ở thôn Tân Tứ trồng 7 ha ngô cho biết: "Do trồng ở trên cao nên mỗi năm chỉ xuống giống được 1 vụ vào mùa mưa (khoảng tháng 8 âm lịch), dù mưa rất ít nhưng năng suất vẫn đạt trên 6,5 tấn hạt khô/ha trong khi một số giống khác chỉ đạt 4 - 4,5 tấn/ha".

Có được kết quả này là nhờ anh Thành đã gieo trồng giống ngô lai chịu hạn VN 8960. "Năm 2010, khi được đại lý giới thiệu giống ngô lai chịu hạn VN 8960 có nguồn gốc trong nước, cho năng suất cao mà giá giống hợp lý tôi đã chuyển sang trồng giống này. Đến cuối vụ đúng như những gì đại lý giới thiệu, năng suất ngô của tôi đạt 6,2 tấn hạt khô/ha, cao hơn khoảng 30% giống ngô khác cùng thời vụ; hạt ngô còn có màu đỏ vàng rất được thương lái ưu chuộng", anh Thành cho biết.

Bên cạnh đó kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô VN 8960 cũng đơn giản, phù hợp với tập quán nông dân vùng cao. Khi gieo trồng xong chỉ cần trận mưa cho lấp lỗ để kiến và các loài chim thú không đào được hạt giống mà không phải bón lót bất cứ loại phân nào. Theo anh Thành, do ngô được trồng trên núi cao nên mỗi vụ chỉ bón đúng 2 lần phân NPK, trong khi đó lượng bón cũng ít hơn so với các giống ngô khác.


Giống ngô lai VN 8960 đã thuyết phục được người dân xã Ninh Thượng

Đặc biệt, trồng ngô VN 8960 giảm được chi phí đầu tư, bởi giá bán lẻ hạt giống luôn thấp hơn giống có nguồn gốc ngoại nhập, do vậy anh Thành đã giảm chi phí được gần 2 triệu đồng tiền mua giống mỗi vụ.

Với nhiều ưu điểm như vậy, những năm sau đó anh Thành tiếp tục mua hạt giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng. Riêng năm 2012, kết quả thật mỹ mãn. Với 7 ha ngô, sau khi trừ chi phí anh Thành còn lãi trên 100 triệu đồng.

Cũng như anh Thành và người dân trong xã, anh Nguyễn Bông ở thôn Tân Tứ “mê” giống ngô lai chịu hạn VN 8960 ngay từ ngày đầu xuất hiện. Anh Bông cho biết: Tôi đã sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 được 4 năm, năm nào cũng cho năng suất cao hơn những giống trước đây từ 1 - 2 tấn/ha. Với diện tích 0,5 ha trồng ngô, mỗi vụ tôi gieo 6 kg giống, sau khi trừ hết tiền phân bón, công thu hoạch còn lãi 6 - 7 triệu đồng.

Anh Lê Duy Phương, đại lý giống có uy tín trong xã Ninh Thượng cho biết: Trên địa bàn xã diện tích ngô hàng năm khá lớn, từ 300 - 400 ha, do dân gieo trồng trên đồi núi nên tôi phải chọn các giống chịu được hạn để cung ứng. Năm 2009 tôi lấy giống ngô lai chịu hạn VN 8960 về bán được 5 tạ, đến năm 2010 người dân đã trồng nhiều lượng tiêu thụ tăng lên 1,3 tấn giống. Trong năm 2011 lượng ngô giống VN 8960 đã cung ứng được 2 tấn.

Đặc biệt đến năm 2012 người dân đã chuyển hẳn gần như toàn bộ sang trồng giống ngô lai VN 8960 với lượng hạt giống cung ứng là 3 tấn (diện tích gần 300 ha). Còn những giống ngô khác anh Phương chỉ bán được khoảng 5 tạ. Sở dĩ giống ngô VN 8960 được người dân thích là năng suất cao, chống chịu hạn rất tốt và giá giống rất hợp lý.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giống ngô lai chịu hạn VN 8960 không chỉ có mặt tại vùng đồi núi Ninh Thượng mà hiện nay tại nhiều vùng đồi núi của tỉnh Khánh Hòa người dân cũng đang rất “mê” giống này.

 

"Chúng tôi tin rằng, với nhiều ưu điểm vượt trội của giống ngô lai chịu hạn VN 8960, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thì việc sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng là giải pháp hữu ích nhất cho người trồng ngô cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn", TS chia sẻ.

Tiến sĩ Vũ Xuân Long, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Nha Hố, đơn vị được Viện Nghiên cứu ngô cho phép SX, đóng gói và cung ứng hạt giống ngô lai chịu hạn VN 8960 tại các tỉnh phía Nam cho biết: Ngô VN 8960 đã được công nhận là giống quốc gia. Thuộc nhóm chín trung bình sớm, chiều cao cây từ 2,0 - 2,2 m; đường kính thân to, cứng cây, chống đổ ngã tốt; dạng lá gọn, góc lá hẹp; chiều cao đóng bắp thấp; lá bi bọc kín trái; lá xanh đậm, bộ lá vẫn còn xanh khi trái chín; bắp to, lõi nhỏ, hạt đóng sâu, máy dễ tách hạt, không lẫn cùi trong hạt sau tách; hạt dạng bán đá, hạt màu đỏ vàng; trồng quảng canh năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha, trồng thâm canh năng suất có thể đạt 10 - 12 tấn/ha.

Cũng theo ông Long, Cty đã cung ứng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 cho nông dân các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam; các tỉnh Savannakhet, Hủa Phăn và Xiêng Khoảng của Lào.

Tại những nơi này, ngô VN 8960 đã được trồng rất thành công và ngày càng chứng tỏ sự thích nghi về mặt sinh học, đặc biệt là cho hiệu quả kinh tế vượt trội trong điều kiện SX không có tưới nước bổ sung (hoàn toàn nhờ mưa). Đến nay, ngô VN 8960 hoàn toàn thuyết phục được người nông dân và có rất nhiều tỉnh đã đưa giống ngô này vào cơ cấu giống của tỉnh.

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin xã hội

Triều Tiên: “Đối thoại không được, súng đạn sẽ giải quyết tất cả"

Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), vừa qua, Nhật báo “Minju Joson” – cơ quan ngôn luận chính thức của khối cơ quan Chính phủ Triều Tiên, đã có bài viết bàn về kết cục tất yếu của quan hệ Mỹ - Triều.

 

Bài bình luận cho biết: “Điều gì phải đến thì tất yếu nó sẽ đến”, căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã không thể xoa dịu bằng lời nói được nữa, Triều Tiên hiện không còn nhu cầu đối thoại với Mỹ, tất cả sẽ được giải quyết bằng súng đạn.

Bài viết đã phê phán: Những quan điểm cho rằng Triều Tiên có ý phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân để làm chỗ dựa mặc cả về chính trị đổi lấy lợi ích kinh tế là ý tưởng hết sức ngớ ngẩn.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã nỗ lực vượt qua những khó khăn chồng chất trong mấy thập kỷ qua, chín sách “thắt lưng buộc bụng” đã đem lại cho Triều Tiên khả năng ngăn chặn hạt nhân để tự vệ, đập tan những âm mưu chống phá Triều Tiên của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Một bệ phóng tên lửa Scud-B của Triều Tiên

Trong tình trạng không thể dùng lời nói để giải quyết mẫu thuẫn Mỹ - Triều, hai bên cũng không còn gì để nói với nhau, Triều Tiên nhận thấy không còn gì để đối thoại với Mỹ nữa.

“Minju Joson” khẳng định, rõ ràng là chính sách “nòng súng làm tiên phong” đã là cuộc quyết đấu kịch liệt kéo dài mấy chục năm qua giữa Mỹ và Triều Tiên, thể hiện quyết tâm sắt đá của toàn thể quân dân Triều Tiên.

“Minju Joson” còn cho biết, ngày 21/03 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã nhắc lại một lần nữa, nếu Bình Nhưỡng không đưa ra một cam kết “phi hạt nhân hóa”, Washington sẽ không bao giờ xem xét đến khả năng bắt đầu một cuộc đối thoại.

 

ĐỨC THẮNG
KCNA/Triều Tiên

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin quốc tế

Phi công Triều Tiên lại đe dọa tiêu diệt máy bay ném bom B-52 của Mỹ

Triều Tiên lại lên tiếng đe dọa tiêu diệt máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Pháo của Triều Tiên trong một cuộc tập trận gần đây


Tuyên bố của Bộ chỉ huy tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA), công bố trên báo chí vào ngày hôm nay về việc chuyển các lực lượng tên lửa và pháo binh ở Bắc Triều Tiên sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu như một động thái đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, đã làm sục sôi bầu nhiệt huyết yêu nước trong các lực lượng vũ trang cả nước.
Hãng thông tấn KCNA dẫn lời một phi công Bắc Triều Tiên, cho rằng lực lượng không quân của đất nước sẽ "không bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam".
Căn cứ này được coi là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, nơi đóng quân của các máy bay ném bom chiến lược.
Lính tên lửa Bắc Triều Tiên cũng hứa "biến thành tro bụi các căn cứ của Mỹ tại Guam và tại các khu vực khác của vùng châu Á-Thái Bình Dương" để đáp trả vụ các máy bay B-52 bay trên lãnh thổ Hàn Quốc gây ra mối nguy hiểm cho nhà nước Cộng hòa Nhân dân.

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin quốc tế

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế