Translate

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Hoạt động tình báo bên trong các công ty Mỹ

Từ sau ngày 11/9/2001, một cuộc "cách mạng tình báo" lặng lẽ nổ ra bên trong nhiều công ty hàng đầu của Mỹ. Các chuỗi khách sạn, các công ty du lịch biển, hàng không, công viên chủ đề, ngân hàng, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng, công ty hóa chất, dược phẩm và thậm chí các công ty công nghệ đang âm thầm phát triển các bộ phận tình báo có cơ cấu và hoạt động khá giống Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA).

Bộ phận tình báo bên trong các tổ chức kinh doanh này sẽ không đánh cắp những bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh hay tổ chức nghe lén điện thoại của người dân. Thay vào đó, họ chú trọng giám sát chặt chẽ những khách hàng, khách tham quan và nhân viên nội bộ để thu thập thông tin và phát hiện nhanh những mối đe dọa tiềm tàng. Thậm chí, một số công ty còn cho người giả trang xem xét những khu vực của công ty để đánh giá tình hình an ninh.

Công việc chính của bộ phận tình báo nội bộ là phân tích sự phát triển của những "điểm nóng" trên khắp thế giới, từ làn sóng bạo lực ở Syria cho đến phong trào bảo vệ môi trường ở California - nghĩa là, bất cứ những gì có thể đe dọa tiếng tăm của thương hiệu, nhân sự hay những lợi ích kinh doanh của công ty mẹ. Bộ phận tình báo nội bộ mang những cái tên không có gì nổi bật, như là "Ban an ninh và an toàn toàn cầu".

Phần lớn những công ty này không thích đề cập công khai về các hoạt động tình báo của họ vì sợ điều đó sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng hay ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu. Nhân viên của các ban an ninh này bao gồm những người từng phục vụ CIA, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) hay quân đội - những người có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền Mỹ, chuyên cung cấp báo cáo an ninh thông qua các kênh chính thức hay không chính thức trên khắp thế giới. Có thể coi đây là hiện tượng tư nhân hóa ngành tình báo Mỹ mà chúng ta chưa hề nghe nói đến trước đây.

Không phải bây giờ các doanh nghiệp mới biết lo lắng về các nguy cơ chính trị tác động tiêu cực đến công cuộc kinh doanh. Ngay từ thời Babylon cổ xưa, người ta đã biết bảo hiểm thương mại để tránh những vụ cướp bóc, tương tự như các nguy cơ chính trị ngày nay. Các công ty dầu mỏ luôn thăm dò tìm hiểu kỹ những biến động ở các quốc gia giàu dầu mỏ, như Công ty Royal Dutch Shell từng làm từ thập niên 70 thế kỷ trước.

 

Bộ phận tình báo đang làm việc bên trong một công ty Mỹ.

Các doanh nghiệp ngày nay đều có chung nhận định là họ đang đối mặt với các cơ hội toàn cầu lớn hơn song cũng nhiều nguy cơ hơn trước kia. Các kênh phân phối nằm cách xa nhau về địa lý gây nhiều khó khăn cho công tác giám sát và quản lý trước những sự kiện chính trị, thiên tai v.v…

Trước đây, khối Xôviết Đông Âu và phương Tây là hai thế giới khác biệt nhau, song ngày nay mọi thứ đều kết nối với nhau. Như thương hiệu Ikea có chuỗi cửa hàng ở Nga. Thông tin liên lạc diễn ra ở khắp nơi. Wifi có thể tìm thấy trong những căn lều du mục, trên đỉnh Everest và trên những chiếc xe buýt ở Rwanda. Ngư dân Kenya có thể thiếu điện sử dụng, song họ có thể theo dõi thông tin dự báo thời tiết và giá cả thị trường qua điện thoại di động.

Năm 2011, Orange Business Services - nhánh giao tiếp doanh nghiệp của một trong những nhà cung cấp điện thoại di động lớn nhất châu Âu - cho rằng, những cuộc biểu tình ở Tunisia có lẽ không ảnh hưởng gì đến các hoạt động kinh doanh của họ ở Ai Cập. Song vào một tuần sau, họ thấy được sai lầm của mình. Những cuộc cách mạng dây chuyền trong sự kiện Mùa xuân Arập đã gây tác động không nhỏ đến nhiều ngành công nghiệp, từ ngành viễn thông ở châu Âu cho đến thị trường trà ở châu Phi. Tình trạng bất ổn ở Trung Đông không tha cho các công ty kinh doanh.

 

Lối vào cửa hàng Ikea ở Rostov, Nga.

Cuộc điều tra năm 2011 đối với 100 công ty công nghệ cao lớn nhất thế giới cho thấy, 81% các giám đốc điều hành cho biết họ rất lo ngại về thiên tai, chiến tranh, xung đột và tấn công khủng bố. Năm 1998, tổ chức phi chính phủ Global Witness vạch trần vai trò của kim cương máu trong cuộc nội chiến ở Angola.

Năm 2003, điều tra của Global Witness giúp thúc đẩy Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết trừng phạt chống Sierra Leone, Angola và Libya dẫn đến lệnh cấm kinh doanh khai thác kim cương máu nhằm làm trong sạch ngành công nghiệp kim cương trên thế giới. Cách đây 2 năm, Tổng thống Bashar al-Assad của Syria tuyên bố ông không lo ngại sự xâm lược của Mỹ nhưng rất quan ngại về trang mạng xã hội Facebook...

Tóm lại, việc nắm bắt kịp thời những biến động chính trị để giảm nhẹ thất bại trong kinh doanh là nhu cầu đang tăng của các công ty Mỹ. Do chính quyền Mỹ không thể cung cấp đủ mọi thông tin cần thiết cho nên các công ty nước này cảm thấy cần phải thành lập bộ phận tình báo riêng cho mình.

Ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, các cơ quan tình báo thường đều đặn chia sẻ thông tin với các doanh nghiệp để giúp họ có được lợi thế cạnh tranh trên đấu trường toàn cầu. Nhưng, cộng đồng tình báo Mỹ không làm điều đó. Do đó, từ sau ngày 11/9/2001, khu vực tư nhân cố gắng lấp đầy lổ hỗng tình báo này. Các ban tình báo nội bộ trong các công ty Mỹ hiện được coi là điển hình tiên phong.

Hiện nay, có rất nhiều dịch vụ tình báo nguồn mở, các cơ sở phân tích thông tin và các công ty cố vấn do các cựu quan chức cao cấp trong ngành tình báo, an ninh hay quân đội Mỹ lãnh đạo nhằm phục vụ các công ty Mỹ. CIA có lẽ không dính đến khu vực doanh nghiệp, song hoạt động của các công ty Mỹ đang tình báo hóa


Nguồn: antg.cand.com.vn

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế