Translate

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Trung Quốc: ‘Thượng đế toàn năng’ cũng khốn khổ vì ‘Ngày tận thế’

Không dưới 500 người đã bị bắt ở Trung Quốc vì phát tán tin đồn về “Ngày tận thế” đang gần đến của thế giới. Phần lớn những người bị bắt thuộc vào giáo phái bị cấm có tên gọi "Thượng đế toàn năng".

 


Ảnh minh họa: listverse.com

Gần đây, trên mạng Internet Trung Quốc cũng như trên khắp thế giới, đang lan truyền rộng rãi những tin đồn về “Ngày tận thế” thể hiện qua lịch của người Maya cổ đại. Trên mạng điện tử có vô số đồn đoán về chuyện trong vòng ba ngày, bắt đầu từ 21/12, toàn Trái đất sẽ hoàn toàn không còn ánh sáng mặt trời hay đèn điện. Tuy nhiên, trong khi đa số người Trung Quốc cho đó là chuyện nhảm nhí, thì không ít người bắt đầu lo tích trữ nến và diêm, còn các tín đồ của những tôn giáo khác nhau thì ra đường lan truyền tin tức về sự tận diệt của thế giới. Hầu hết những người này bị bắt khi đang phát tán tờ rơi, sách, phim ảnh và các tài liệu khác nói về chủ đề “Ngày tận thế” đang gần kề.

Giáo phái “Thượng đế toàn năng” khởi sinh từ những năm 1990 ở Trung Quốc và thuộc diện bị cấm. Trước đây, nhiều tín đồ của giáo phái này đã bị giam giữ vì tuyên truyền tôn giáo trái phép.

Đàm đạo với phóng viên Đài "Tiếng nói nước Nga", chuyên gia Svetlana Gorbunova của Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét: “Những giáo phái này hoặc là lộ diện hoặc hoạt động bí mật. Đây là hiện tượng dưới thời các triều đại đế chế Trung Hoa cũng như thời nay. Trong những năm 1990, có giáo phái Pháp Luân Công. Nhân tiện phải nói thêm là trong giáo phái này cũng có sự chi phối bởi ý tưởng đang gần đến ngày tận diệt định mệnh của thế giới, với sự hỗn hợp những khái niệm học thuyết Phật giáo và Đạo giáo. Tức là một kiểu học thuyết pha trộn. Chính quyền Trung Quốc trấn áp khá nghiệt ngã các tín đồ theo giáo phái như vậy. Tuy nhiên, bất chấp điều đó, ở chỗ này hay chỗ khác vẫn phát sinh những nhóm người ủng hộ thể hiện nhãn quan tôn giáo cực đoan”.

Nhiều nhà nghiên cứu đã gắn kết sự lan tràn phong trào giáo phái với những thay đổi bão táp diễn ra ở Trung Quốc trong 30 năm qua. Cũng như Pháp Luân Công, giáo phái "Thượng đế toàn năng” phát sinh vào lúc Trung Quốc đẩy mạnh các cải cách khi trật tự kinh tế cũ sụp đổ, và thay đổi đột ngột trong đời sống thường nhật của mọi người. Tăng vọt khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, cải cách làm bùng phát sự cạnh tranh trong xã hội. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng mặt và sự phá vỡ nếp sống truyền thống đã dẫn đến một thực tế là trong những người nông dân hôm qua và là thị dân mới của những thành phố lớn hôm nay bị đánh mất niềm tin vào tương lai. Tham nhũng gia tăng và tình trạng không thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng con đường pháp lý cũng góp phần làm mất mát lòng tin vào những lý tưởng chính thống thường được tuyên truyền.

Trong tình huống này, cuộc tìm kiếm cậy nhờ những thế lực thần bí siêu nhiên với nhiều người là lối thoát cứu cánh khỏi mâu thuẫn xã hội và tình cảnh chứng nhân thất vọng vào hệ tư tưởng chính thống.

Phản ứng quyết liệt đột ngột của chính quyền với hoạt động của Pháp Luân Công ( và bây giờ là "Thượng đế toàn năng") nói lên rằng Bắc Kinh nhận thức rằng sự lan tràn các tín ngưỡng phi truyền thống này là mối đe dọa đối với bình ổn xã hội.

Có vẻ như trong con mắt của nhà cầm quyền, nguy cơ từ giáo phái “Thượng đế toàn năng” hiện nay thậm chí còn nghiêm trọng hơn trường hợp của Pháp Luân Công năm 1990. Sự phân hóa trong xã hội đã đạt đến mức nguy hiểm, trong khi công nghệ mới như Internet và dịch vụ tin nhắn SMS tạo điều kiện để tín đồ của những giáo phái này tiếp cận đến từng người, theo đúng nghĩa đen.



Nguồn: baodatviet.vn

vệ sinh công nghiệp

vệ sinh công nghiệp

ve sinh cong nghiep

ve sinh cong nghiep

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế