Translate

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Trung Quốc vẫn chưa đủ sức thay thế Mỹ

Theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ (NIC), đến năm 2030, Mỹ vẫn là nước vượt trội nhất, cho dù vào thời điểm đó Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc vẫn chưa đủ sức thay thế Mỹ, Trung Quoc van chua du suc thay the My

Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập niên 20 của thế kỷ này - Ảnh: CSMonitor.



Báo cáo đưa ra nhận định, thế giới đơn cực sau khi Liên Xô sụp đổ sẽ không tiếp tục diễn ra, kỷ nguyên Mỹ chiếm ưu thế sớm khép lại. Và năm 2030, thế giới sẽ đa cực hơn, nhưng không có cực nào nằm quyền bá chủ, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc, bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của các nước khác.

NIC dự báo, kinh tế châu Á sẽ vượt mặt cả Bắc Mỹ và châu Âu gộp lại về (GDP), dân số, chi tiêu quân sự và đầu tư công nghệ, nhưng cảnh báo về sự không chắc chắn lớn liên quan đến một Trung Quốc đang trỗi dậy. Ngoài ra, kinh tế châu Âu, Nhật Bản và Nga vẫn duy trì tốc độ trăng trưởng thấp.

Theo bản báo cáo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập niên 20 của thế kỷ này. Nhận định của NIC tương tự như những dự báo độc lập trước đó của nhiều tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế về sự lớn mạnh nhanh chóng của nền kinh tế hiện đứng thứ hai thế giới.

Tuy nhiên, theo báo cáo, cho dù Mỹ yếu đi và không còn là một siêu cường, nhưng vẫn là nước vượt trội nhất nhờ vai trò trong việc giải quyết các khủng hoảng toàn cầu, ưu thế về công nghệ và quyền lực mềm. Do đó, Trung Quốc dù đứng số 1 về kinh tế, nhưng vẫn không thể thay thế được Mỹ.

"Trung Quốc sẽ không thay thế được Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất là quan trọng, nhưng cường quốc kinh tế lớn nhất không nhất thiết luôn là siêu cường”, chuyên gia cố vấn Mathew Burrows của Hội đồng Tình báo quốc gia Mỹ nói trong một cuộc họp báo.

Chuyên gia NIC cho rằng, kịch bản tốt nhất có thể xảy ra trong tương lai là Trung Quốc và Mỹ hợp tác trong một loạt vấn đề, dẫn đến hợp tác toàn cầu lớn hơn. Còn kịch bản xấu nhất có thể là nguy cơ xung đột gia tăng giữa các quốc gia và Mỹ bị lôi cuốn vào, kéo theo tình trạng trì trệ toàn cầu.

Báo cáo cũng cảnh báo về những tác động thảm khốc của các sự kiện bất thường có thể làm thay đổi tiến trình lịch sử, như bệnh dịch nghiêm trọng có thể cướp đi sinh mạng hàng triệu người trong vài tháng và tình trạng biến đổi khí hậu nhanh chóng khiến nhân loại khó có thể tự nuôi sống mình.

Ngoài ra, theo báo cáo, thế giới sẽ có gần 8,3 tỷ người vào 2030, độ tuổi trung bình cũng tăng và có thể gây ra nhiều hậu quả. Nhu cầu nước, lương thực và năng lượng sẽ tăng dần đến năm 2030. Trung Quốc và Ấn Độ nhiều khả năng phải nhập lương thực nhiều hơn, khiến mặt hàng này tăng giá.
Nguồn: vneconomy.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế