Translate

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

'Trung Quốc đã ngụy biện vụng về'

"Dù Trung Quốc phát ngôn thế nào đi nữa thì việc họ nổ súng bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam là một sự thật không thể chối cãi được. Chỉ có điều họ đang tìm cách quanh co, lấp liếm từ việc bắn cháy tàu cá Việt Nam thành việc đe dọa, cảnh cáo".

Trước sự việc Trung Quốc nổ súng bắn cháy cabin tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam rồi lại trắng trợn phủ nhận sự việc, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu.

Ông Dương Danh Dy: "Trung Quốc đang tìm cách quanh co, lấp liếm..."

Thưa ông, trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã có nhiều hoạt động gây khó khăn, thậm chí bắt giữ tàu thuyền của ngư dân Việt Nam và mới đây nhất ngày 20/3/2013, tàu Trung Quốc lại nổ súng vào tàu đánh cá của Việt Nam đang hoạt động tại vùng biển Hoàng Sa. Dường như để thực hiện tham vọng của mình, Trung Quốc ngày càng táo tợn, vô nhân đạo?

Hiện nay, để thực hiện mưu đồ bành trướng, xâm phạm các vùng biển có chủ quyền tại Biển Đông, trong đó có vùng biển Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc tiến hành cải tổ lại Cục Hải dương. Vẫn mang tên gọi là Cục Hải dương nhưng Cục Hải dương mới của Trung Quốc hiện nay ngoài việc bao gồm cơ cấu Cục Hải dương cũ còn có cả lực lượng cảnh sát vũ trang, lực lượng Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Hải sự và Hải quan, thống nhất chỉ huy các lực lượng trên biển.

Việc thành lập Cục Hải dương này cũng là sự leo thang mới ngày càng táo tợn của Trung Quốc khi đưa các lực lượng vũ trang vươn vòi bạch tuộc ra tuần tra, kiểm soát trái phép trên biển Đông, xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.

Điều đó cũng nói lên rằng nếu chúng ta không kịp thời, cương quyết có những biện pháp ngăn chặn cụ thể thì sự việc sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam.

Hành động Trung Quốc bắn cháy tàu cá ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vừa là hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn vừa là hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận.

Ông nói gì về việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối xác nhận tàu Trung Quốc nổ súng vào một tàu cá của Việt Nam nhưng lại cho rằng chiếc tàu của Việt Nam “không bị thiệt hại gì”?

Phía Trung Quốc đã quá quen với việc như vậy.

Thế nhưng, trong sự việc này, dù họ có phát ngôn thế nào đi nữa thì việc Trung Quốc đã nổ súng bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam là một sự thật không thể chối cãi được. Chỉ có điều Trung Quốc đang tìm cách quanh co, lấp liếm từ việc bắn cháy tàu cá Việt Nam thành việc đe dọa, cảnh cáo.

Việc nhà nước Trung Quốc phát ngôn như vậy là một sự ngụy biện vụng về. Hành động Trung Quốc bắn cháy tàu cá ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam vừa là hành động xâm phạm chủ quyền trắng trợn vừa là hành động vô nhân đạo không thể chấp nhận.

Trong vụ việc vừa rồi, các ngư dân đã quyết tâm bảo vệ bằng được lá cờ tổ quốc để rồi sau đó tiếp tục cắm lá cờ lên nóc cabin bị cháy của con tàu. Các ngư dân đã thể hiện cao nhất ý thức về chủ quyền ngay trong những thời điểm hết sức cam go, thưa ông?

Hành động ngư dân Việt Nam quyết bảo vệ lá cờ tổ quốc trước ngọn súng của tàu Trung Quốc là hành động mà chúng ta hết sức trân trọng.

Tôi tha thiết đề nghị Trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hãy đứng ra kêu gọi các thế hệ thanh niên Việt Nam bên cạnh việc học tập, lao động và vui chơi giải trí hãy dành ra một phần thời gian, một phần ý thức trách nhiệm và tinh thần quan tâm, ủng hộ các ngư dân trên biển. Các thế hệ thanh niên hãy cùng tập hợp lại thành một phòng trào ủng hộ, đừng để các bác, các chú, các anh em ngư dân của chúng ta đơn độc đương đầu với Trung Quốc trên vùng biển của tổ quốc.

Xin cảmơn ông!

TheoDân trí

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin xã hội

Bá quyền đi liền vô nhân

Đến Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Hà Giang), ta sẽ thấy một cây gạo cao hơn 30 mét, thân cây bầm dập những vết đạn bị quân Trung Quốc bắn, khi nhà cầm quyền Bắc Kinh xua quân tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979. Cây gạo thương tích vẫn còn đó như một chứng tích khắc ghi những tháng ngày quân và dân ta ngoan cường chiến đấu bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Thời gian qua đi, vết thương trên thân cây đã thành sẹo, những tưởng quá khứ đã khép lại nhưng không, cho đến hôm nay Biển Đông vẫn dậy sóng trước những hành động bá quyền từ phía Trung Quốc. Ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sản trong ngư trường truyền thống tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vẫn bị phía Trung Quốc bắt giữ, đuổi bắn. Đó là hành động không thể chấp nhận.

 
Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
được người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
thực hiện nhiều trăm năm qua
 
Suốt mấy tháng qua, ngư dân Việt Nam đã gặp rất nhiều trở ngại khi đánh bắt hải sản trong vùng biển của Tổ quốc mình, nhất là vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nhiều tàu cá Việt Nam đã bị tàu hải giám, ngư chính có vũ trang lẫn trực thăng phía Trung Quốc rượt đuổi. Hành động ấy không chỉ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, mà còn cho thấy phía Trung Quốc đang chuyển sang hành động vũ lực vô nhân đạo đối với người dân lao động Việt Nam không một tấc sắt trong tay. Vụ việc mới đây nhất đã khẳng định điều đó.
 
Ngày 24-3, tàu cá của ông Bùi Văn Phải- ngư dân xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trở về Đất Mẹ trong tình trạng bị bắn cháy, hư hỏng nặng nề. Trong lúc đánh bắt thủy sản ở vùng biển quần đảo Hoàng Sa, ngày 20-3, tàu cá của ông Phải đã bị tàu của Trung Quốc rượt đuổi và nổ súng thẳng vào cabin. Sự vây hãm, hăm dọa và tấn công bằng vũ lực kéo dài tới 30 phút. Một chiếc tàu cá với những người dân hiền lành không có vũ khí tự vệ đang đánh bắt hợp pháp trong vùng biển nước mình lại bị tấn công bằng súng. Đây là một bước đi nguy hiểm hung hãn của phía Trung Quốc nhằm đẩy bằng được người Việt Nam ra khỏi vùng biển của mình, để độc chiếm Biển Đông. Trước đó là xua đuổi, là bắt giữ, bây giờ là bắn thẳng vào người dân lao động. Sự leo thang này cho thấy tính chất vô nhân ngày càng lộ rõ. Từ đó một câu hỏi đặt ra: Nấc thang cuối cùng của hành động leo thang ấy sẽ là gì?
 
Trong khi lãnh đạo Trung Quốc vẫn tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp thương lượng; muốn có hòa bình trên Biển Đông- vậy họ giải thích ra sao về hành động bắn vào người dân nước khác như vừa rồi? Lời nói và việc làm không đi đôi; sự gây hấn ngày càng rõ rệt, mức độ leo thang tăng dần... phải chăng tư tưởng bá quyền của họ chưa bao giờ nguôi ngoai. Tư tưởng sô-vanh chỉ biết đến quyền lợi quốc gia mình từ đó sẵn sàng chà đạp lẽ phải, công lý, tước đoạt quyền lợi chính đáng của các dân tộc, quốc gia khác. Phục vụ cho mục đích ấy, họ đã bắn vào dân thường- một hành động triệt đường sống của con người. Đã thế, phía Trung Quốc lại còn lớn tiếng tuyên bố rằng bắn là chính đáng; đồng thời lên giọng "khuyên” Việt Nam cần "giáo dục ngư dân của mình” không đi vào vùng biển mà họ tự nhận là lãnh hải của họ. Làm sao vùng biển ấy lại có thể là của phía Trung Quốc? Lịch sử đã ghi nhận, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Người Việt Nam nhiều trăm năm trước đã xác định chủ quyền của mình tại đây, điều đó được thế giới thừa nhận với những tấm bản đồ, những ghi chép hải trình kể cả của các hải thuyền châu Âu.
 
Ngày nay, tới huyện đảo Lý Sơn, người ta vẫn chứng kiến Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Vào khoảng nửa đầu thế kỷ 17 (chính xác là năm 1836), Chúa Nguyễn đã tổ chức Hải đội Hoàng Sa lấy người ở đây dong thuyền ra quần đảo Hoàng Sa, vừa là để khai thác đánh bắt hải sản, vừa là để khẳng định chủ quyền. "Đại Nam thực lục” ghi rằng, năm 1754, Mùa Thu, tháng 7, ngư dân Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh (Trung Quốc). Nhà Thanh hậu cấp rồi cho đưa về. Chúa Nguyễn viết thư cảm ơn. Ngay từ ngày đó, phía Trung Quốc đã công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc thời ấy còn giúp người dân Việt Nam gặp nạn trên biển. Thế nhưng sau này khi "vừa là đồng chí vừa là anh em” họ lại hành động trái ngược. Điều đó càng làm người ta nhớ lại việc vì sao các chúa Nguyễn thiết lập Hải đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vĩnh (Lý Sơn), luân phiên nhau đi ra đảo. Tháng Giêng mỗi năm, dân binh Lý Sơn lại nhận mỗi người 6 tháng lương, chèo 5 chiếc thuyền câu nhỏ 3 ngày 3 đêm ròng rã ra đảo Hoàng Sa. Tháng 8 họ mới trở về. Việc duy trì Hải đội Hoàng Sa diễn ra liên tục, bởi quần đảo này là của Việt Nam. Năm tháng trôi qua, Âm Linh tự trên đảo Lý Sơn thờ vong hồn dân binh giữ đảo vẫn còn đó, quanh năm hương khói. Thân xác hòa vào lòng biển khơi nhưng vong linh họ thì vẫn lồng lộng giữa muôn trùng sóng gió. Đình làng Lý Vĩnh vẫn tế sống những người con thân yêu ra Hoàng Sa, vì biết rằng nhiều người một đi không trở lại.
 
... Gìn giữ từng tấc đất biên cương, từng hòn đảo, từng hải lý là tâm niệm của mỗi con dân đất Việt. Tháng 3-1988, các tàu HQ-505, HQ-604, HQ-605 của Lữ đoàn 125 phối hợp với Lữ đoàn 146 và Trung đoàn công binh 83 Hải quân được lệnh hành quân khẩn cấp về nhóm đảo chìm Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa. Chiều tối ngày 13-3 năm ấy, tàu HQ-604 đến vùng biển Gạc Ma, tàu HQ-505 đến Cô Lin và tàu HQ-605 đến Len Đao. Sáng hôm sau, ngày 14-3, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên đảo Gạc Ma, giật cờ Việt Nam. Các chiến sĩ trên đảo đã cùng nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn bảo vệ lá cờ Tổ quốc. Họ đã tạo thành một vòng tròn bất tử giữa đại dương nơi diệu vợi con nước. 64 chiến sĩ hy sinh lẫm liệt, họ đã hóa thân thành cột mốc biên cương chủ quyền quốc gia trong lòng biển.
 
Đường lưỡi bò thậm vô lý của phía Trung Quốc xuất phát từ tư tưởng bá quyền đi liền với sự vô nhân: nã súng vào người dân. Hành động ấy trời cùng người đều giận. Người ta đã vội quên rằng, trải qua hàng ngàn năm Bắc thuộc thì người Việt Nam vẫn không tiếc máu xương để giành độc lập, để làm chủ nhân đất nước. Bạo cường không thể bẻ gẫy tình yêu đất nước. Người Việt Nam có chính nghĩa, người Việt Nam yêu đất nước mình, xả thân vì đất nước mình- ngàn xưa đã vậy và hôm nay vẫn thế. Bất chấp sự đe dọa, ngư dân Việt Nam vẫn ra khơi đánh bắt hải sản trong ngư trường truyền thống của mình. Cả nước sát cánh cùng ngư dân bám biển. Sức mạnh của ta là chính nghĩa, "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân mà thay cường bạo” chứ không phải là súng đạn và sự vô nhân.
NAM VIỆT

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin xã hội

Xây dựng mạng xã hội cho thanh niên, đoàn viên Việt Nam

Mạng xã hội của thanh niên không chỉ là công cụ chia sẻ sở thích của mỗi thành viên, mà còn là nơi chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, khơi gợi và định hướng những phong trào tốt đẹp cho thanh niên.

 

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Dương Văn An: Xây dựng mạng xã hội cho thanh niên là điều cần thiết. Ảnh: VGP/Thành Chung

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Dương Văn An chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Chính phủ về ý tưởng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn xây dựng một mạng xã hội cho thanh niên, đoàn viên Việt Nam.

Trong xu hướng ngày càng có nhiều bạn trẻ tiếp cận với những tiện ích của internet, đồng thời đã xuất hiện nhiều mạng xã hội đáp ứng các nhu cầu khác nhau của thanh niên, thì ý tưởng cho việc ra đời một mạng xã hội của thanh niên là tất yếu.

Bên cạnh đó, hệ thống 11 cơ quan báo chí đa phương tiện có uy tín thuộc Trung ương Đoàn và phát triển vững chắc sẽ là cơ sở khách quan để xây dựng mạng xã hội của Trung ương Đoàn cho thanh niên, đoàn viên.

Sự gắn kết giữa hệ thống truyền thông hiện tại của Trung ương Đoàn, hay của các Đoàn cơ sở, với mạng xã hội của thanh niên trong tương lai sẽ chỉ là một hợp phần thông tin trong nhiều hợp phần khác. Cụ thể, thay vì tổ chức các cuộc thi cho đoàn viên trên báo in, sẽ tổ chức thi online để tạo điều kiện cho nhiều người tham dự và kinh phí đỡ tốn kém hơn.

Thực tế Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đang ứng dụng internet để tổ chức cuộc thi tìm hiểu Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thu hút nhiều đoàn viên tham gia. Nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cuộc thi trắc nhiệm trên mạng tìm hiểu về tổ chức Đoàn do Trung ương Đoàn tổ chức cũng đã thu hút nhiều bạn trẻ dự thi.

“Như vậy, mạng xã hội cho thanh niên sẽ góp phần làm cho các hoạt động Đoàn không chỉ sôi nổi trên thực tiễn, mà sẽ lan tỏa nhanh hơn, mạnh hơn đến đông đảo đoàn viên, thanh niên”, anh Dương Văn An nhấn mạnh.

Tuy nhiên, có một khó khăn là làm thế nào thu hút sự tham gia của thanh niên trước việc có nhiều mạng xã hội đang chiếm “ưu thế”. Để giải quyết vấn đề này, Ban Bí thư Trung ương Đoàn giao một bộ phận nghiên cứu xây dựng các tiện ích của mạng xã hội cho thanh niên Việt Nam trên quan điểm thực hiện chậm, chắc và kiên trì. Trung ương Đoàn cũng phối hợp với một số bộ, ngành, nhất là Bộ Thông tin-Truyền thông, để triển khai các bước cần thiết xây dựng mạng xã hội cho thanh niên.

“Với mạng xã hội này, quan trọng nhất là gây dựng cái tốt, ngăn chặn cái xấu trong thanh niên qua các phong trào. Thanh niên xây dựng mạng xã hội này sẽ là lực lượng định hướng thông tin, phản bác những xu hướng tiêu cực và lan tỏa các giá trị tốt đẹp trong thanh niên ”, anh Dương Văn An nói.

Việc xây dựng một mạng xã hội cho thanh niên cũng góp phần thúc đẩy hiệu quả của việc thực hiện các nhiệm vụ chính của tổ chức Đoàn trong tập hợp, rèn rũa thanh niên trong môi trường cách mạng, giáo dục lòng yêu nước, yêu chế độ, xác định rõ trách nhiệm của bản thân với gia đình, xã hội và đất nước.

 

Hà Văn Hưng - Bí thư Đoàn Thanh niên Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Giang:“Mạng xã hội cho thanh niên là điều cần phải thực hiện trong thời điểm hiện nay khi nhu cầu giao lưu, học hỏi của thanh niên là rất lớn. Công nghệ thông tin ngày một phát triển sẽ là chỗ dựa vững chắc để xây dựng mạng này. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý tưởng này của Ban bí thư Trung ương Đoàn. Tôi hy vọng khi có mạng này, các đoàn viên trong khối văn phòng các ủy ban sẽ có một môi trường trao đổi kinh nghiệm làm việc tại các văn phòng”.

Hà Chánh Thảo - Phó Chủ tịch xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, đoàn viên trẻ tham gia dự án 600 phó chủ tịch xã về các xã thuộc 62 huyện nghèo:“Mạng xã hội cho thanh niên sẽ là công cụ hữu ích góp phần giúp các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương Đoàn thống nhất, xuyên suốt đến tận cơ sở. Chúng tôi, những đoàn viên trẻ tham gia làm phó chủ tịch xã tại các huyện nghèo, sẽ có thêm cơ hội trao đổi kiến thức về mọi mặt với những người năng động trên cả nước”.

Nguyễn Anh Khoa - Phó Chủ tịch xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi:“Để thu hút sự tham gia của thanh niên, tôi cho rằng mạng xã hội này cần phải có đầy đủ các tính năng tiện dụng trong chia sẻ truyền thông đa phương tiện. Nhưng để tạo ra “chất” riêng có của mạng này, tôi cho rằng cách tổ chức thông tin là yếu tố quyết định để tạo ra sự phong phú trong nội dung, thu hút thành viên tham gia, đồng thời định hướng thông tin gắn với tinh thần xung kích và lý tưởng cống hiến cách mạng của thanh niên bằng việc gây dựng các phong trào mới có ý nghĩa thiết thực”.

Hồng Điệp (thực hiện)

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin xã hội

Tuyên truyền về biển, đảo cho đoàn viên, thanh niên

Sáng 27.3, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam đã có buổi đối thoại trực tiếp với hơn 200 đoàn viên, thanh niên tỉnh nhà.

 

Ông Thái Bình - Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Nam cho rằng: “Buổi gặp gỡ, đối thoại nhằm định hướng, truyền đạt thông tin, thông điệp của lãnh đạo tỉnh đối với Đoàn các cấp và đoàn viên thanh niên, cũng như tạo điều kiện cho thế hệ trẻ bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, đề xuất, thể hiện trách nhiệm góp phần tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Nam”.

Bà Trần Thị Cẩm Nhung - Bí thư Thành đoàn Hội An đặt câu hỏi: Trước diễn biến phức tạp trên Biển Đông và những thông tin sai lệch trên internet hiện nay, Thường trực Tỉnh ủy định hướng công tác tuyên truyền như thế nào cho đoàn viên, thanh niên tìm kiếm những thông tin chính thống liên quan vấn đề biển đảo, để họ yên tâm lao động sản xuất, cũng như có cơ hội bày tỏ chính kiến của mình?

Đoàn viên, thanh niên đặt câu hỏi với lãnh đạo tỉnh.

Ông Nguyễn Đức Hải - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam trả lời: “Trong thời gian qua, rất nhiều thông tin chưa chính thống, xuyên tạc về biển đảo của chúng ta. Vì vậy các bạn trẻ nói riêng và người dân nói chung cần phải cảnh giác; nâng cao ý thức chính trị, tư duy vững vàng.

Ngoài ra, giới trẻ luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng Internet, nên chúng ta phải có định hướng để thanh niên có quan điểm đúng đắn về các vấn đề chính trị - xã hội. Đoàn cần vào cuộc tuyên truyền mạnh hơn về chính trị tư tưởng đối với đoàn viên thanh niên. Chúng ta tin T.Ư sẽ có những quyết sách chiến lược để giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến biển đảo. Hiện có rất nhiều tư liệu, tài liệu chính thống để chúng ta khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa”.

Trương Hồng

Các bài liên quan:

thu mua nhom phe lieu

Tin xã hội

Ngô lai VN 8960 leo đồi

Chỉ sau mấy năm xuất hiện tại vùng đất đồi núi xã Ninh Thượng, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa nhưng giống ngô lai VN 8960 đã hoàn toàn chinh phục người dân nơi đây bởi nhiều tính ưu việt vượt trội so với giống ngô khác.

 

Đa số diện tích trồng ngô ở Khánh Hòa được gieo trồng ở vùng đồi núi trong mùa mưa. Năm 2012 lượng mưa ít khiến cây ngô phụ thuộc vào nước mưa bị giảm năng suất. Tuy nhiên người dân xã Ninh Thượng nhờ trồng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 vẫn cho năng suất cao.

Anh Trần Thành ở thôn Tân Tứ trồng 7 ha ngô cho biết: "Do trồng ở trên cao nên mỗi năm chỉ xuống giống được 1 vụ vào mùa mưa (khoảng tháng 8 âm lịch), dù mưa rất ít nhưng năng suất vẫn đạt trên 6,5 tấn hạt khô/ha trong khi một số giống khác chỉ đạt 4 - 4,5 tấn/ha".

Có được kết quả này là nhờ anh Thành đã gieo trồng giống ngô lai chịu hạn VN 8960. "Năm 2010, khi được đại lý giới thiệu giống ngô lai chịu hạn VN 8960 có nguồn gốc trong nước, cho năng suất cao mà giá giống hợp lý tôi đã chuyển sang trồng giống này. Đến cuối vụ đúng như những gì đại lý giới thiệu, năng suất ngô của tôi đạt 6,2 tấn hạt khô/ha, cao hơn khoảng 30% giống ngô khác cùng thời vụ; hạt ngô còn có màu đỏ vàng rất được thương lái ưu chuộng", anh Thành cho biết.

Bên cạnh đó kỹ thuật trồng, chăm sóc ngô VN 8960 cũng đơn giản, phù hợp với tập quán nông dân vùng cao. Khi gieo trồng xong chỉ cần trận mưa cho lấp lỗ để kiến và các loài chim thú không đào được hạt giống mà không phải bón lót bất cứ loại phân nào. Theo anh Thành, do ngô được trồng trên núi cao nên mỗi vụ chỉ bón đúng 2 lần phân NPK, trong khi đó lượng bón cũng ít hơn so với các giống ngô khác.


Giống ngô lai VN 8960 đã thuyết phục được người dân xã Ninh Thượng

Đặc biệt, trồng ngô VN 8960 giảm được chi phí đầu tư, bởi giá bán lẻ hạt giống luôn thấp hơn giống có nguồn gốc ngoại nhập, do vậy anh Thành đã giảm chi phí được gần 2 triệu đồng tiền mua giống mỗi vụ.

Với nhiều ưu điểm như vậy, những năm sau đó anh Thành tiếp tục mua hạt giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng. Riêng năm 2012, kết quả thật mỹ mãn. Với 7 ha ngô, sau khi trừ chi phí anh Thành còn lãi trên 100 triệu đồng.

Cũng như anh Thành và người dân trong xã, anh Nguyễn Bông ở thôn Tân Tứ “mê” giống ngô lai chịu hạn VN 8960 ngay từ ngày đầu xuất hiện. Anh Bông cho biết: Tôi đã sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 được 4 năm, năm nào cũng cho năng suất cao hơn những giống trước đây từ 1 - 2 tấn/ha. Với diện tích 0,5 ha trồng ngô, mỗi vụ tôi gieo 6 kg giống, sau khi trừ hết tiền phân bón, công thu hoạch còn lãi 6 - 7 triệu đồng.

Anh Lê Duy Phương, đại lý giống có uy tín trong xã Ninh Thượng cho biết: Trên địa bàn xã diện tích ngô hàng năm khá lớn, từ 300 - 400 ha, do dân gieo trồng trên đồi núi nên tôi phải chọn các giống chịu được hạn để cung ứng. Năm 2009 tôi lấy giống ngô lai chịu hạn VN 8960 về bán được 5 tạ, đến năm 2010 người dân đã trồng nhiều lượng tiêu thụ tăng lên 1,3 tấn giống. Trong năm 2011 lượng ngô giống VN 8960 đã cung ứng được 2 tấn.

Đặc biệt đến năm 2012 người dân đã chuyển hẳn gần như toàn bộ sang trồng giống ngô lai VN 8960 với lượng hạt giống cung ứng là 3 tấn (diện tích gần 300 ha). Còn những giống ngô khác anh Phương chỉ bán được khoảng 5 tạ. Sở dĩ giống ngô VN 8960 được người dân thích là năng suất cao, chống chịu hạn rất tốt và giá giống rất hợp lý.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giống ngô lai chịu hạn VN 8960 không chỉ có mặt tại vùng đồi núi Ninh Thượng mà hiện nay tại nhiều vùng đồi núi của tỉnh Khánh Hòa người dân cũng đang rất “mê” giống này.

 

"Chúng tôi tin rằng, với nhiều ưu điểm vượt trội của giống ngô lai chịu hạn VN 8960, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay, thì việc sử dụng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 để gieo trồng là giải pháp hữu ích nhất cho người trồng ngô cũng như góp phần vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn", TS chia sẻ.

Tiến sĩ Vũ Xuân Long, TGĐ Cty CP Giống cây trồng Nha Hố, đơn vị được Viện Nghiên cứu ngô cho phép SX, đóng gói và cung ứng hạt giống ngô lai chịu hạn VN 8960 tại các tỉnh phía Nam cho biết: Ngô VN 8960 đã được công nhận là giống quốc gia. Thuộc nhóm chín trung bình sớm, chiều cao cây từ 2,0 - 2,2 m; đường kính thân to, cứng cây, chống đổ ngã tốt; dạng lá gọn, góc lá hẹp; chiều cao đóng bắp thấp; lá bi bọc kín trái; lá xanh đậm, bộ lá vẫn còn xanh khi trái chín; bắp to, lõi nhỏ, hạt đóng sâu, máy dễ tách hạt, không lẫn cùi trong hạt sau tách; hạt dạng bán đá, hạt màu đỏ vàng; trồng quảng canh năng suất đạt 6 - 8 tấn/ha, trồng thâm canh năng suất có thể đạt 10 - 12 tấn/ha.

Cũng theo ông Long, Cty đã cung ứng giống ngô lai chịu hạn VN 8960 cho nông dân các tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam; các tỉnh Savannakhet, Hủa Phăn và Xiêng Khoảng của Lào.

Tại những nơi này, ngô VN 8960 đã được trồng rất thành công và ngày càng chứng tỏ sự thích nghi về mặt sinh học, đặc biệt là cho hiệu quả kinh tế vượt trội trong điều kiện SX không có tưới nước bổ sung (hoàn toàn nhờ mưa). Đến nay, ngô VN 8960 hoàn toàn thuyết phục được người nông dân và có rất nhiều tỉnh đã đưa giống ngô này vào cơ cấu giống của tỉnh.

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin xã hội

Triều Tiên: “Đối thoại không được, súng đạn sẽ giải quyết tất cả"

Theo hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), vừa qua, Nhật báo “Minju Joson” – cơ quan ngôn luận chính thức của khối cơ quan Chính phủ Triều Tiên, đã có bài viết bàn về kết cục tất yếu của quan hệ Mỹ - Triều.

 

Bài bình luận cho biết: “Điều gì phải đến thì tất yếu nó sẽ đến”, căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên đã không thể xoa dịu bằng lời nói được nữa, Triều Tiên hiện không còn nhu cầu đối thoại với Mỹ, tất cả sẽ được giải quyết bằng súng đạn.

Bài viết đã phê phán: Những quan điểm cho rằng Triều Tiên có ý phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân để làm chỗ dựa mặc cả về chính trị đổi lấy lợi ích kinh tế là ý tưởng hết sức ngớ ngẩn.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã nỗ lực vượt qua những khó khăn chồng chất trong mấy thập kỷ qua, chín sách “thắt lưng buộc bụng” đã đem lại cho Triều Tiên khả năng ngăn chặn hạt nhân để tự vệ, đập tan những âm mưu chống phá Triều Tiên của các thế lực thù địch, bảo vệ chủ quyền và phẩm giá quốc gia.

Một bệ phóng tên lửa Scud-B của Triều Tiên

Trong tình trạng không thể dùng lời nói để giải quyết mẫu thuẫn Mỹ - Triều, hai bên cũng không còn gì để nói với nhau, Triều Tiên nhận thấy không còn gì để đối thoại với Mỹ nữa.

“Minju Joson” khẳng định, rõ ràng là chính sách “nòng súng làm tiên phong” đã là cuộc quyết đấu kịch liệt kéo dài mấy chục năm qua giữa Mỹ và Triều Tiên, thể hiện quyết tâm sắt đá của toàn thể quân dân Triều Tiên.

“Minju Joson” còn cho biết, ngày 21/03 vừa qua, Chính phủ Mỹ đã nhắc lại một lần nữa, nếu Bình Nhưỡng không đưa ra một cam kết “phi hạt nhân hóa”, Washington sẽ không bao giờ xem xét đến khả năng bắt đầu một cuộc đối thoại.

 

ĐỨC THẮNG
KCNA/Triều Tiên

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin quốc tế

Phi công Triều Tiên lại đe dọa tiêu diệt máy bay ném bom B-52 của Mỹ

Triều Tiên lại lên tiếng đe dọa tiêu diệt máy bay ném bom B-52 của Mỹ.

Pháo của Triều Tiên trong một cuộc tập trận gần đây


Tuyên bố của Bộ chỉ huy tối cao Quân đội nhân dân Triều Tiên (KPA), công bố trên báo chí vào ngày hôm nay về việc chuyển các lực lượng tên lửa và pháo binh ở Bắc Triều Tiên sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu như một động thái đáp trả cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, đã làm sục sôi bầu nhiệt huyết yêu nước trong các lực lượng vũ trang cả nước.
Hãng thông tấn KCNA dẫn lời một phi công Bắc Triều Tiên, cho rằng lực lượng không quân của đất nước sẽ "không bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt căn cứ không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam".
Căn cứ này được coi là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở vùng châu Á - Thái Bình Dương, nơi đóng quân của các máy bay ném bom chiến lược.
Lính tên lửa Bắc Triều Tiên cũng hứa "biến thành tro bụi các căn cứ của Mỹ tại Guam và tại các khu vực khác của vùng châu Á-Thái Bình Dương" để đáp trả vụ các máy bay B-52 bay trên lãnh thổ Hàn Quốc gây ra mối nguy hiểm cho nhà nước Cộng hòa Nhân dân.

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin quốc tế

Triều Tiên chỉnh sửa quá đà các bức ảnh quân sự

Những bức ảnh khoe tiềm lực quân sự của Triều Tiên với những chiếc thủy phi cơ vừa được công bố, nhưng thực ra đã có bàn tay phù phép của kỹ thuật số.

 

Ngày 25.3 vừa qua, Hãng thông tấn nhà nước Triều TiênKCNAđã công bố những bức ảnh về thủy phi cơ của Triều Tiên trong một cuộc tập trận dưới sự theo dõi của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Những hình ảnh cho thấy có đến 8 chiếc thủy phi cơ lướt ầm ầm trên sóng nước, nhưng sau khi nhìn kỹ, nhiếp ảnh gia nổi tiếng Alan Taylor đã phát hiện ra rằng những bức ảnh đã có bàn tay phù phép của kỹ thuật số.

Hai chiếc phía sau cùng được cho là sản phẩm của kỹ thuật sao chép.

Thực chất chỉ có 6 chiếc thủy phi cơ và 2 chiếc còn lại là do cắt dán. Theo ông Alan Taylor, kỹ thuật cắt dán chưa đạt đến trình độ tinh vi nên vẫn rất dễ nhận ra sự sao chép này khi những chiếc thủy phi cơ thêm vào có hình dáng và cử động của các thủy thủ giống hệt nhau. Ngoài ra, phần photoshop cũng làm cho màu sắc của những bức ảnh sống động hơn.

Việc tung ra những hình ảnh chỉnh sửa này diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng gia tăng các đe dọa tấn công nhằm vào Mỹ và Hàn Quốc.

Màu sắc hình ảnh cũng đã được chỉnh sửa.

Mới đây nhất, CHDCND Triều Tiên đã cắt đường dây nóng liên lạc quân sự với Hàn Quốc, kênh liên lạc trực tiếp cuối cùng giữa hai miền, trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Ngay sau khi có động thái nói trên, quân đội Hàn Quốc đã tiến hành tập trận với rất nhiều xe tăng, hỏa tiễn ở khu vực Pocheon.

Hai chiếc thủy phi cơ sao chép có hình dáng
và các cử chỉ hoạt động giống nhau y đúc

Theo hãng tinYonhapngày 27.3, chỉ ít phút sau khi đường dây liên lạc này mất tín hiệu, một sĩ quan quân đội Triều Tiên đã thông báo với phía Hàn Quốc về quyết định cắt đường dây nóng này. Người phát ngôn Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cũng đã xác nhận thông tin trên.

KCNAnêu rõ: "Đường dây nóng quân sự vốn được thiết lập để đối thoại và hợp tác giữa hai miền nhưng trong bối cảnh hiện nay đã không còn ý nghĩa".KCNAcũng dẫn lời một sĩ quan quân đội Triều Tiên khẳng định: "Trong tình hình chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào, không cần thiết phải duy trì liên lạc quân sự giữa hai miền. Từ bây giờ, mọi liên lạc quân sự sẽ bị ngừng lại".

Theo nhận định, việc cắt đường dây nóng quân sự giữa hai miền Triều Tiên có thể ảnh hưởng tới hoạt động của khu công nghiệp chung Kaesong, vì kênh liên lạc này được sử dụng để điều phối các hoạt động ra vào khu vực này. Tuy nhiên, đến sáng 28.3, người Hàn Quốc vẫn vào khu Kaesong làm việc mà không gặp phải bất cứ trở ngại nào.

Hạ Anh

Theo DM

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin quốc tế

Lo tình báo mạng, Mỹ hạn chế mua sản phẩm IT Trung Quốc

Trong một hành động phản ánh rõ mối quan ngại ngày càng lớn về nguy cơ tình báo mạng và các cuộc tấn công mạng có xuất xứ từ Trung Quốc, Quốc hội Mỹ đã thông qua một dự luật, trong đó có một điều khoản kiểm soát chặt chẽ để hạn chế các cơ quan liên bang mua sản phẩm công nghệ thông tin (IT) của Trung Quốc.



Dự luật này đã được Tổng thống Barack Obama ký ban hành hôm 26/3.
 

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Trong dự luật tiếp tục cấp ngân sách cho các bộ ngành liên bang hết tài khóa hiện nay (kết thúc ngày 30/9/2013) của Hạ viện có một điều khoản đi kèm, quy định các bộ ngành của liên bang như Bộ Thương mại, Bộ Tư pháp và Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) không được phép mua các sản phẩm công nghệ do Trung Quốc chế tạo, trừ khi việc mua bán này đã được các cơ quan thi hành luật pháp chấp thuận.

Dự luật cũng yêu cầu các cơ quan của Chính phủ Mỹ khi muốn mua các hệ thống IT phải cùng các chuyên gia thực thi luật pháp đánh giá nghiêm túc về nguy cơ của tình báo mạng. Trong quá trình đánh giá, phải làm rõ mức độ rủi ro của các sản phẩm do một hoặc nhiều thực thể chế tạo, lắp ráp và có nhận trợ cấp trực tiếp của Chính phủ Trung Quốc hay không.

Theo báo cáo năm 2012 của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội (CRS), Mỹ hiện nhập khẩu khoảng 120 tỷ USD các sản phẩm công nghệ từ Trung Quốc. Mối lo ngại của Mỹ về nguy cơ các cuộc tấn công mạng và tình báo mạng có xuất xứ từ Trung Quốc ngày càng tăng trong vài tháng qua, nhất là sau khi công ty an ninh mạng Mandiant công bố báo cáo dài 60 trang, cáo buộc một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc đã thực hiện các vụ tấn công và đánh cắp dữ liệu từ hệ thống máy tính của khoảng 150 công ty và tổ chức Mỹ.

Đầu tháng này, khi gọi điện chúc mừng ông Tập Cận Bình được bầu làm Chủ tịch nước Trung Quốc, Tổng thống Obama đích thân kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các hành động tấn công vào hệ thống máy tính của Mỹ. Năm ngoái, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã công bố một bản báo cáo hối thúc các công ty viễn thông Mỹ không làm ăn với Tập đoàn viễn thông Huawei Technologies Co Ltd. và ZTE Corp. của Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Ngày 12/3, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (DNI) James Clapper lần đầu tiên xác định tấn công mạng đã thay thế chủ nghĩa khủng bố trở thành nguy cơ an ninh hàng đầu của Mỹ. Ông Clapper khẳng định tấn công mạng giờ đây đã trở thành một nguy cơ xuyên quốc gia, có thể xảy ra trên diện rộng và mọi lĩnh vực, nhất là các hệ thống hạ tầng cơ sở.

TTXVN/Tin tức

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-phe-lieu-nhom/a205873.html

Tin quốc tế

Cựu lãnh đạo CIA xin lỗi về vụ ngoại tình

Cựu Tổng giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) David Petraeus ngày 27-3 xin lỗi về vụ tai tiếng ngoại tình khiến ông phải từ chức trong bài phát biểu trước một nhóm cựu quân nhân và học viên của chương trình huấn luyện sĩ quan trừ bị ở Los Angeles, Mỹ.

 

Phúc Minh

Đây là lần đầu tiên ông David Petraeus xuất hiện công khai kể từ khi từ chức Tổng Giám đốc CIA vào tháng 11-2012. Ảnh: AP

 

Đây là lần đầu tiên ông Petraeus xuất hiện công khai kể từ khi từ chức Tổng giám đốc CIA vào tháng 11-2012.

Vụ ngoại tình của ông bị phát giác khi Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) điều tra những email hăm dọa mà bà Broadwell gửi cho một người bạn nữ của ông Petraeus.

Trước khi trở thành lãnh đạo CIA, ông Petraeus là tướng 4 sao được nhiều người kính nể và được cho là có công lớn trong việc xoay chuyển tình thế của cuộc chiến Iraq.

(theo VOA)

Các bài liên quan:

thu mua nhôm phế liệu

Tin quốc tế

 

 

Na Uy không cho sát thủ máu lạnh về chịu tang mẹ

Nhà chức trách trại giam ở Na Uy đã bác bỏ yêu cầu muốn được về tham dự đám tang mẹ của tay sát thủ máu lạnh Anders Behring Breivik.

Anders Behring Breivik (Nguồn: AFP)

Breivik, nhân vật cực hữu 34 tuổi đang thụ án 21 năm tù vì sát hại 77 người trong vụ tấn công kép vào tháng 7/2011, đang bị giam giữ trong tình trạng an ninh ngặt nghèo. Thân mẫu của y đã qua đời tuần trước ở tuổi 66 sau một thời gian mắc bệnh nặng, luật sư của Breivik là Tord Jordet cho biết.
Theo lời Jordet, các quan chức ở nhà tù an ninh cao Ila gần Oslo đã quyết định gia hạn thời gian biệt giam với Breivik và bác bỏ yêu cầu về dự đám tang của hắn.
Thân mẫu của Beiviek, bà Wenche Behring Breivik, đã phải sống ẩn dật kể từ sau những vụ tấn công đẫm máu của con trai. Bà hiện là người thân gần nhất với Breivik, người mà hắn mô tả là “gót chân Achilles” của hắn.
Là một bà mẹ đơn thân, bà Wenche đã vất vả nuôi con trai và người em gái cùng mẹ khác cha tới trưởng thành. Breivik vẫn sống với mẹ khi hắn bắt đầu lên kế hoạch các vụ tấn công trong một căn hộ chung cư. Bà Wenche không tham gia các phiên tòa vì lý do sức khỏe, nhưng có tới thăm con trong tù, theo truyền thông Na Uy.
Breivik đã cáo buộc Đảng Lao động cầm quyền khích lệ chủ nghĩa đa văn hóa nên đã nổ súng vào một trại hè thiến niên của đảng này ngày 22/7/2011 khiến 69 người thiệt mạng, hầu hết là thanh thiếu niên. Vụ tấn công bắt đầu ở Oslo, nơi Breivik cho nổ một quả bom bên ngoài tòa nhà chính quyền chính khiến tám người thiệt mạng./.
Trần Trọng (Vietnam+)

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

Kenya: Tòa bác nội dung đơn kiện kết quả bầu cử

Ngày 26/3, Tòa án Tối cao Kenya đã bác bỏ một phần đơn kiện của Thủ tướng mãn nhiệm Raila Odinga về kết quả bầu cử được cho là có sai phạm trên diện rộng.

Chánh án và các thành viên Hội đồng thẩm phán Kenya tại phiên điều trần về kết quả bầu cử ở Nairobi ngày 25/3. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Các nội dung bị bác bỏ gồm có yêu cầu Ủy ban Biên giới và Bầu cử độc lập (IEBC) thực hiện giám định pháp lý đối với hệ thống máy tính sử dụng để kiểm phiếu và nhiều văn bản làm bằng chứng do ông Odinga thu thập để chứng minh có sai phạm trong cuộc bầu cử tổng thống ở Kenya hồi đầu tháng này.
Cũng trong ngày 26/3, việc kiểm lại phiếu bầu tại 22 điểm bầu cử đã được thực hiện theo yêu cầu của Tòa án Tối cao Kenya, tuy nhiên kết quả chưa được công bố.
Tòa án sẽ phải đưa ra quyết định vào ngày 30/3 tới về việc công nhận ông Uhuru Kenyatta đắc cử tổng thống hay tổ chức bầu cử lại.
[22 điểm bầu cử ở Kenya buộc phải kiểm phiếu lại]
Theo kết quả bầu cử chính thức công bố ngày 9/3, ông Kenyatta đắc cử tổng thống với thắng lợi sát nút, được 50,07% tổng số phiếu bầu. Tuy nhiên, đối thủ của ông, ứng cử viên Odinga và Đảng của ông này đã kiện lên Tòa án Tối cao Kenya cáo buộc có sai phạm trong tiến trình bầu cử.
Tranh cãi về kết quả kiểm phiếu cũng xảy ra sau cuộc bầu cử năm 2007 dẫn đến xung đột đẫm máu làm hơn 1.100 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn người Kenya phải rời bỏ nhà cửa.
Ông Kenyatta cũng đang phải đối diện với cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến vụ bạo động này./.
(TTXVN)

Các bài liên quan:

thu mua phe lieu

Tin quốc tế

Thủ tướng Thái Lan đối mặt hàng loạt cáo buộc pháp lý

Trong những ngày qua, báo chí Thái Lan đã đưa ra nhiều bình luận liên quan tới số phận của Thủ tướng Yingluck Shinawatra và những động thái chuẩn bị của đảng Vì nước Thái cho những kịch bản xấu nhất.

Theo báo "Dân tộc" (Thái Lan), sau 18 tháng trên cương vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan, bà Yingluck hiện phải đối mặt với những vấn đề pháp lý nghiêm trọng có thể khiến bà phải trao “chiếc ghế nóng” cho một người khác. Việc kê khai tài sản và quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang lưu vong do phe đối lập khơi ra trùng khớp với thời điểm chị gái của bà Yingluck là Yaowapa Wongsawat được đưa vào danh sách bầu nghị sĩ bổ sung ở Chiang Mai.
 
Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh: TL

Trong bản kê khai tài chính trình Ủy ban chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) khi bà Yingluck trở thành Thủ tướng, chồng bà, ông Anusorn Amornchat nắm giữ hơn 4 triệu cổ phiếu trong Cty Ad Index, mỗi cổ phiếu trị giá 10 baht. Bà Yingluck cũng nói rằng bà đã vay 30 triệu baht (1 triệu USD) cho Cty vào năm 2006, mặc dù không có tài liệu nào của Cty ghi nhận lại vấn đề này cho tới năm 2007. Cũng theo bản kê khai, ông Anusorn từng nắm giữ 10.000 cổ phiếu trong Cty trên vào thời điểm năm 2003 và tiếp tục mua vào dần dần cho tới khi có được hơn 4 triệu cổ phiếu vào ngày 20-4-2011. Bà Yingluck được chỉ định là ứng cử viên số 1 theo danh sách đảng Vì nước Thái vào ngày 16-5-2011.

Về việc cấp hộ chiếu cho ông Thaksin, Văn phòng thanh tra của Quốc hội Thái Lan từng khuyến cáo Bộ Ngoại giao về cơ sở pháp lý trong việc cấp hộ chiếu. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã bỏ qua vấn đề này, buộc phía văn phòng phải gây sức ép đối với Thủ tướng Yingluck đòi giải trình lý do Bộ Ngoại giao không lưu tâm tới khuyến cáo của họ. Trong trường hợp tất cả đều bỏ qua kiến nghị của Văn phòng thanh tra Quốc hội, cơ quan này có quyền đưa vụ việc ra Tòa án Hành chính. Một khi vụ việc đã được đẩy đến giai đoạn này thì mọi khả năng đều có thể xảy ra, chẳng hạn tòa án ra phán quyết liên quan tới vấn đề hộ chiếu, kiến nghị sang Tòa án Hiến pháp về những hành động vi hiến của chính phủ, dẫn tới các cuộc biểu tình ủng hộ và phản đối chính phủ như đã từng diễn ra. Văn phòng thanh tra Quốc hội cũng có thể đưa vấn đề hộ chiếu ra tranh luận tại Quốc hội và vấn đề liên quan tới ông Thaksin cũng có thể khiến bà Yingluck phải từ chức giống như cố Thủ tướng Samak Sundaravej trước đây. Ông Samak đã phải từ chức Thủ tướng chỉ vì lý do vô tình vi phạm quy định xuất hiện trên một chương trình truyền hình.

Liên quan tới bà Yingluck, báo "Dân tộc" lại liên kết việc bà Yaowapa đăng ký tranh cử Quốc hội bổ sung tại khu vực bầu cử số 3 ở Chiang Mai với công tác chuẩn bị cho mọi kịch bản xấu nhất của đảng Vì nước Thái. Bà Yaowapa là phu nhân của cựu Thủ tướng Somchai Wongsawat và là người trong gia đình Shinawatra. Theo kịch bản hiện nay, bà Yingluck đang đứng ở vị trí trung tâm trong khi bà Yaowapa, ông Thaksin và phu nhân của ông là Pojaman Na Pombejra trợ giúp từ những vị trí xung quanh. Bà Yaowapa đã hết hạn cấm hoạt động chính trị và nhiều khả năng giành được ghế nghị sĩ Quốc hội tỉnh Chiang Mai trong cuộc bầu cử bổ sung vào tháng tới. Đây được coi là sự chuẩn bị cho một cuộc thay người nếu phải xảy ra của đảng Vì nước Thái. Mặc dù đảng này luôn bác bỏ vấn đề đó, nhưng dư luận Thái Lan vẫn cho rằng gia đình Shinawatra đang có sự chuẩn bị cho mọi khả năng xấu nhất. Trong bất kỳ trường hợp nào cũng có thể có sẵn người từ gia đình Shinawatra lãnh trách nhiệm. Điều đó cũng thể hiện quyết tâm giữ vai trò lãnh đạo chính phủ của gia tộc này.
 
Minh Tâm

Các bài liên quan:

thu mua giay phe lieu

Tin quốc tế

Nhà Trắng hối thúc Quốc hội cải cách việc nhập cư

Ngày 26/3, Tổng thống Barack Obama đã tổ chức một buổi lễ tại Nhà Trắng để chào đón 28 công dân mới được nhận quốc tịch Mỹ trong một động thái nhằm hối thúc Quốc hội đưa ra thảo luận về đạo luật cải cách nhập cư sau khi quay trở lại nhóm họp vào tháng Tư tới.

Người nhập cư xếp hàng dài chờ vào làm thủ tục. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Tổng thống Obama cho biết ông mong đợi một Dự luật Cải cách nhập cư được đưa ra và thảo luận vào tháng tới và muốn ký phê chuẩn đạo luật đó càng sớm càng tốt.
Ông khẳng định tiến trình đưa ra dự luật đang đạt tiến bộ và đánh giá cao nỗ lực của các nghị sỹ tại cả Hạ viện và Thượng viện trong việc ủng hộ văn kiện này.
Trước đó,Tổng thống Obama cho biết sẽ giới thiệu Dự luật Cải cách nhập cư của chính quyền nếu Quốc hội không chủ động đưa ra một dự luật tương tự. Ông đang chờ đợi việc công bố văn kiện này tại Thượng viện có sự ủng hộ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa do Thượng nghị sỹ Chuck Schumer đứng đầu bảo trợ.
Dự luật này ban đầu dự kiến được đưa ra vào đầu tháng Ba song bị trì hoãn và có khả năng được giới thiệu khi các nghị sỹ Mỹ quay trở lại Washington nhóm họp vào ngày 6/4 tới.

[Tổng thống Mỹ đề xuất cải cách hệ thống nhập cư]
Thượng nghị sỹ Schumer, người đứng đầu nhóm bảo trợ cho dự luật này, cho biết nhóm của ông đã phác thảo phần lớn các điểm chính của dự luật nhằm mở đường cho cơ hội trở thành công dân Mỹ của khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp không có giấy tờ, đảm bảo an ninh biên giới và cải thiện chế độ nhập cư hiện hành.
Tuần trước, 6 thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã gửi thư cho Chủ tịch Ủy ban ông Patrick Leahy yêu cầu cần có thêm thời gian để “đọc và phân tích” mọi dự luật nhập cư trước khi nó được đưa ra thông qua tại ủy ban.
Nhà Trắng cho biết việc trì hoãn vài tuần trước khi Thượng viện giới thiệu Dự luật Cải cách nhập cư không phải là quá lo ngại và điều này không buộc Tổng thống Obama phải đưa ra dự luật tương tự của riêng mình.
Một trong các trọng tâm trong chương trình nghị sự nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama là thúc đẩy thông qua Dự luật Cải cách nhập cư vào cuối năm nay, trong đó ủng hộ tư cách công dân của những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ./.
(TTXVN)

Mỹ lên tiếng vụ tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt Nam

Trước phản đối của Việt Nam về việc Trung Quốc bắn vào một tàu cá của Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, ngày 26-3, Bộ ngoại giao Mỹ bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và cho biết đang tìm hiểu sự việc.

Ngày 24 – 3, tàu QNg 96382 do Bùi Văn Phải làm chủ tàu và Phạm Quang Thạnh làm thuyền trưởng đã cập cảng Sa Kỳ (Bình Châu – Quảng Ngãi) để sửa chữa tàu sau khi bị tàu Trung Quốc bắn cháy cabin gây thiệt hại nặng. Tuy nhiên, may mắn là các bình gas chưa kịp phát nổ. Ảnh: Nguyễn Thành.

 

Đồng thời Bộ ngoại giao Mỹ cũng nhấn mạnh Mỹ kiên quyết phản đối các bên sử dụng biện pháp đe dọa hoặc dùng vũ lực để tuyên bố về lập trường chủ quyền của mình ở những vùng lãnh thổ còn đang gây tranh cãi.

Ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Việt Nam thông báo, trong quá trình đánh bắt cá gần quần đảo Hoàng Sa, một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng, khiến tàu bốc cháy. Chính phủ Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đồng thời công bố ảnh tàu đánh cá bị bắn cháy trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 26-3. Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã bày tỏ sự quan tâm đến sự kiện này.

 

Nóc cabin tàu QNg 96382 TS của thuyền trưởng Phải bị bắn cháy đen. Ảnh: N.T.

Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Mỹ Patrick Ventrell nói: “Mỹ bày tỏ sự quan tâm tới sự kiện tàu Trung Quốc bằn tàu đánh cá Việt Nam, khiến tàu đánh cá Việt Nam bốc cháy, với tư cách là một quốc gia ở Thái Bình Dương, lợi ích quốc gia của Mỹ nằm ở việc bảo vệ nền hòa bình, ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật quốc tế, luật thương mại hợp pháp, tàu bè tự do đi lại và thông suốt”.

Trước kháng nghị gay gắt của Việt Nam, Bộ ngoại giao Trung Quốc ngang ngược và trắng trợn đáp trả rằng, hành động mà Trung Quốc thực hiện là cần thiết và chính đáng, và nói lúc đó cũng không tạo ra bất kỳ tổn hại gì cho tàu đánh cá Việt Nam. Trước vấn đề này, Mỹ cho biết đang tìm hiểu đầu đuôi sự việc từ cả hai phía Trung Quốc và Việt Nam.

 

Ông Patrick Ventrell tuyên bố: “Những sự kiện như thế này càng làm nổi bật đề nghị chúng tôi đã từng đặt ra, cần có một chuẩn tắc hành vi, để những sự kiện tương tự có thể giải quyết thông qua một phương thức minh bạch, rõ ràng, theo luật pháp quốc tế, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi vẫn đang tìm kiếm nhiều thông tin hơn”.

Ông Patrick Ventrell cũng nhắc lại lập trường của Mỹ, nhấn mạnh kiên quyết phản đối các bên sử dụng biện pháp đe dọa hoặc dùng vũ lực để tuyên bố quyền sở hữu các vùng lãnh thổ còn đang gây tranh cãi.

Huy Long
Theo Phượng Hoàng – Hồng Kông

Các bài liên quan:

thu mua phế liệu

Tin quốc tế

 

 

Nhật thông qua khoản ngân sách tạm thời lớn nhất

Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 27/3 đã chuẩn y ngân sách lâm thời 13.200 tỷ yen cho tài khóa 2013 bắt đầu từ 1/4 để cấp kinh phí cho các khoản chi trong vòng 50 ngày chần chờ chi ngân sách ban đầu của năm nay có thể sẽ chưa được kích hoạt từ nay đến tháng 5/2013.

(Nguồn: AFP)

Đây được cho là khoản ngân sách lâm thời lớn nhất từ trước đến nay thuộc loại này, vượt qua ngân sách tạm 11.600 tỷ yen của tài khóa 1996, do khoản ngân sách này được rót cho việc chi trả lương và các dự án công ích quy mô lớn nhằm kích thích nền kinh tế.
Việc chuẩn y ngân sách thường niên cho tài khóa năm sau sẽ bị trì hoãn vì chính phủ do Đảng Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo chỉ được thành lập vào ngày 26/12 sau cuộc tổng tuyển cử ngày 16/12 khiến việc soạn thảo ngân sách bị lùi lại.
Các quan chức chính phủ cho biết Nội các Nhật Bản dự kiến sẽ đảm bảo việc chuẩn y ngân sách lâm thời từ nay đến ngày 29/3.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết phần lớn nhất trong ngân sách lâm thời này, trị giá 5.430 tỷ yen, sẽ chi cho an sinh xã hội. Ngân sách trên cũng sẽ dành 3.670 tỷ yen cho chính quyền địa phương và 1.540 tỷ yen cho các dự án công ích.
Về nguồn cung cho ngân sách, Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ đảm bảo 2.420 tỷ yen từ thuế và các lợi tức khác vào thời điểm bắt đầu tài khóa mới. Để bù đắp thiếu hụt nguồn cung ngân sách, Tokyo sẽ phát hành tín phiếu tài chính cho các quỹ ngắn hạn.
Để chi cho công tác tái thiết sau thảm họa kép tháng 3/2011, Chính phủ nước này đã xây dựng một ngân sách lâm thời riêng biệt trị giá 500,2 tỷ yen.
Hồi cuối tháng 2/2013, Chính phủ Abe đã đệ trình Quốc hội Nhật Bản khoản ngân sách ban đầu tổng cộng 92.610 tỷ yen cho tài khóa 2013.
Một quan chức Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết Tokyo sẽ cố đảm bảo việc chuẩn y ngân sách ban đầu cho tài khóa 2013 “sớm nhất có thể.” Một ngân sách tạm được xác lập nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời các ăn tiêu cần thiết như an sinh xã hội khi ngân sách ban đầu chưa được Quốc hội chính thức chuẩn y cho đến cuối tháng Ba.
Năm 2012, chính quyền cũ của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) đã biên soạn ngân sách lâm thời cho tài khóa 2012 trị giá 3.610 tỷ yen dùng trong 6 ngày kể từ ngày 1/4/2012 trong bối cảnh chính trường nước này lâm vào thể bế tắc với một Quốc hội bị chia rẽ do DPJ không có đủ đa số tại Thượng viện. Đó cũng là khoản ngân sách lâm thời đầu tiên được kích hoạt trong suốt 14 năm trước đó./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Điều tra nhân quyền ở Bình Nhưỡng

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cam kết sẵn sàng đáp trả CHDCND Triều Tiên.

 

Ngày 22-3, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc đính chính lại mã độc xâm nhập máy chủ ngân hàng Nonghyup không phải xuất phát từ địa chỉ IP ở Trung Quốc mà từ máy của các ngân hàng bị nhiễm mã độc hai hôm trước. Tuy nhiên, Ủy ban vẫn khẳng định vụ tấn công mã độc đến từ nước ngoài.

Cùng ngày, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye quyết định ông Kim Kwan-jin tiếp tục giữ chức bộ trưởng Quốc phòng sau khi ứng viên Kim Byung-kwan tuyên bố rút lui vì bị cáo buộc tham nhũng.

Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), ông Kim Kwan-jin cam kết duy trì tình trạng sẵn sàng đáp trả CHDCND Triều Tiên và nhấn mạnh Bình Nhưỡng phải trả giá nếu đứng sau vụ tấn công mạng của các ngân hàng và đài truyền hình Hàn Quốc.

Trong ngày 22-3, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Ryoo Kihl-jae đến thăm làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Song song theo đó, Bộ đã đồng ý cho tổ chức từ thiện tư nhân Eugene Bell chuyển lô thuốc điều trị cho 500 bệnh nhân lao đa kháng thuốc ở CHDCND Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin đến văn phòng tổng thống nhận quyết định bổ nhiệm. Ảnh: KOREA HERALD

Bộ xác định cho chuyển lô thuốc trên vì mục đích nhân đạo chứ không phải thông điệp tha thứ cho hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Trong khi đó ngày 21-3 (giờ địa phương), 47 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra về vi phạm nhân quyền ở CHDCND Triều Tiên. Dự thảo nghị quyết do Nhật và Liên minh châu Âu đề đạt.

Các điểm chính trong nghị quyết nêu:

- Ủy ban điều tra có ba thành viên gồm báo cáo viên đặc biệt về Bắc Triều Tiên Marzuki Darusman (người Indonesia) và hai thành viên do Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền LHQ Remigiusz Henczel người Ba Lan chỉ định. Ủy ban hoạt động trong một năm.

- Nhiệm vụ là điều tra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, có hệ thống và phổ biến, gồm các vi phạm về quyền có lương thực, trại giam giữ, các hành vi tra tấn và đối xử vô nhân đạo, giam giữ trái pháp luật, phân biệt đối xử, vi phạm về quyền tự do tư tưởng, quyền sống, quyền tự do đi lại và các vụ mất tích do cưỡng bức, kể cả bắt cóc công dân các nước khác.

Mục đích là xác định đầy đủ trách nhiệm liên quan đến các hành vi vi phạm, đặc biệt khi các hành vi vi phạm có thể cấu thành tội ác chống nhân loại.

-Yêu cầu CHDCND Triều Tiên chấm dứt tra tấn tù chính trị và công dân cũng như lập trại cải tạo lao động; trả tự do cho tù chính trị vô điều kiện; yêu cầu Bình Nhưỡng hợp tác toàn diện với ủy ban điều tra và cho phép ủy ban tự do đi lại. Dự kiến đến tháng 9, ủy ban điều tra sẽ trình báo cáo tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và Đại hội đồng LHQ, sau đó đến tháng 2 hoặc tháng 3-2014 sẽ gửi báo cáo bằng văn bản tại khóa họp lần thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên đã ra tuyên bố phản bác nghị quyết trên và cho rằng đó là hành động dối trá chính trị. Tuyên bố cáo buộc Mỹ và các đồng minh nuôi dưỡng thái độ thù địch cố hữu với Bình Nhưỡng và tìm cách loại bỏ lý tưởng và hệ thống mà nhân dân CHDCND Triều Tiên đã lựa chọn.

Ngày 22-3, trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của CHDCND Triều Tiên đã phát trên mạng YouTube đoạn băng ghi hình với nhan đề“Cuộc chiến ngắn ba ngày”. Băng mô tả tên lửa và pháo binh ào ạt bắn yểm trợ, sau đó bộ binh và không quân tràn sang biên giới và lính dù CHDCND Triều Tiên đổ bộ xuống Seoul (Hàn Quốc). Lời bình nói lính dù sẽ chiếm giữ Seoul cùng nhiều thành phố khác và sẽ bắt 150.000 công dân Mỹ ở Hàn Quốc làm con tin.

LÊ LINH - DẠ THẢO

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Ông có chân giò, bà chẳng thò nậm rượu

Trưa 22-3, sau hai ngày đàm phán căng thẳng ở Moscow với Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov, Bộ trưởng Tài chính Michael Sarris của đảo quốc Cộng hòa Cyprus đã tay trắng về nước.

 

Bộ trưởng Tài chínhMichael Sarris mang theo ba yêu cầu đến Nga: Đối với khoản vay 2,5 tỉ euro hồi năm 2011, Cyprus đề nghị Nga triển hạn thêm năm năm (tức đến năm 2021 sẽ trả); đề nghị Nga giảm lãi suất cho khoản vay nêu trên từ 4,5% còn 2,5%; đề nghị Nga tiếp tục cho vay thêm 5 tỉ euro. Đổi lại, Cyprus sẽ tạo điều kiện cho Nga đầu tư vào các ngân hàng và mỏ khí đốt ở Cyprus.

Cyprus có chân giò và mong Nga thò nậm rượu, rốt cuộc nậm rượu đâu chẳng thấy! Như Reuters đưa tin,Bộ trưởng Tài chính NgaAnton Siluanov tuyên bố Nga không tìm thấy lợi ích to lớn khi đầu tư vào Cyprus. Đối với khoản vay 2,5 tỉ euro, Nga đang chờ đợi động thái của Liên minh châu Âu và các chủ nợ quốc tế của Cyprus rồi mới quyết định xem Nga tham gia thế nào trong vấn đề tái cấu trúc nợ Cyprus.

Nhà nghèo đi vay tiền lại bị Nga từ chối, đảo quốc nhỏ bé Cyprus tiếp tục loay hoay trong tư thế trên đe dưới búa. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã dọa đầu tuần tới sẽ khóa vòi cấp tiền mặt cho Cyprus. Trong nước, Quốc hội Cyprus đã bỏ kế hoạch A (đánh thuế tiền gửi ngân hàng) do dư luận phản đối quá xá. Chính phủ đã chuyển sang kế hoạch B với hai dự luật trình Quốc hội: Một là lập quỹ đoàn kết quốc gia để lấy tiền vực dậy các ngân hàng và hai là hạn chế chuyển vốn nhằm bảo vệ nguồn tiền ngân hàng không bị rút.

Trong khi đó, các chuyên gia ghi nhận kế hoạch B của Cyprus rất mờ nhạt. Quỹ đoàn kết quốc gia được bảo đảm bằng lợi nhuận thu được từ khai thác khí đốt trong khi kế hoạch khai thác còn… đang trong vòng nghiên cứu. Để lập quỹ, chính phủ Cyprus dự kiến quốc hữu hóa các quỹ trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước, trong đó có quỹ của những người về hưu.

Dù vậy ngày 22-3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã khẳng định Cyprus không thể đưa quỹ hưu trí vào quỹ đoàn kết quốc gia. Bà Angela Merkel cũng cảnh báo: Cyprus đừng lạm dụng lòng kiên nhẫn của các đối tác của khu vực đồng euro.

Thời gian từ nay đến đầu tuần tới không còn nhiều. Dự kiến Chủ nhật 24-3, các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro sẽ thảo luận vấn đề Cyprus. Với kế hoạch B không khả thi, có thể Cyprus sẽ bị EU dồn đến chân tường. Nếu các ngân hàng trong nước sụp đổ, Cyprus có nguy cơ rời khỏi khu vực đồng euro trong khi Cyprus hoàn toàn không có đồng tiền riêng.

HOÀNG DUY

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Chiến đấu cơ F-35 chậm có mặt ở châu Á

TT - Các đồng minh châu Á của Mỹ lo ngại khi khó có thể nhận được các máy bay chiến đấu thế hệ mới F-35 đúng hạn, trong khi Trung Quốc lại đang chi mạnh cho quốc phòng và thử nghiệm máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31.

Một chiếc F-35 đang được hoàn thiện tại nhà máy của Lockheed Martin ở Texas (Mỹ) - Ảnh: Reuters

Dự án máy bay chiến đấu F-35 được cho là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử khi tiêu tốn lên đến 400 tỉ USD của Washington. Nhà thầu chính của dự án là Tập đoàn Lockheed Martin. Theo Reuters, dự án này thời gian qua đã vướng phải nhiều vấn đề như trục trặc kỹ thuật, chi phí đội lên dẫn đến chậm trễ và nay là việc Chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu.

Nhu cầu thay máy bay cũ

Tuy vậy, Nhật Bản tuyên bố sẽ không có thay đổi gì trong kế hoạch mua 42 máy bay F-35. Hàn Quốc vẫn được trông đợi là sẽ quyết định chọn mua 60 chiếc F-35 trong mùa hè này. Vài tuần tới, Singapore có thể quyết định đặt hàng hơn chục chiếc. Úc cũng đã đặt hàng 100 chiếc F-35 nhưng các chuyên gia quốc phòng nói nước này có thể sẽ chỉ mua 50-70 chiếc vì Canberra đang có ý định tăng gấp đôi phi đội 24 chiếc Boeing Co F/A-18 Super Hornet hiện nay.

Lockheed Martin, như Reuters cho biết, đã liên tục trấn an các khách hàng châu Á là họ sẽ giao các máy bay F-35 vào khoảng năm 2017. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng kể cả sau thời điểm cam kết năm năm thì Mỹ vẫn không thể giao kịp số lượng F-35 theo đơn đặt hàng. Hơn nữa, ngay cả khi bốn nước kể trên mua F-35 với đúng số lượng dự tính thì loại chiến đấu cơ hiện đại này cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số chiến đấu cơ ở châu Á.

Tình hình này sẽ khiến các nước, nhất là Nhật và Hàn Quốc, phải tiếp tục dựa vào đội máy bay cũ hiện có. Thế nhưng, các quan chức và chuyên gia Nhật lại cho rằng Tokyo không có gì phải hốt hoảng trước việc Trung Quốc có máy bay chiến đấu tàng hình hiện đại. Tướng về hưu Toshiyuki Shikata hiện là giáo sư Trường đại học Teikyo nhận định: “Năng lực quân sự nằm ở chỗ bạn đứng đâu trong sự tương quan với đối phương”. Nhật Bản đang nâng cấp phi đội khoảng 200 chiếc Boeing F-15, loại máy bay chiến đấu chính của Tokyo.

Những khó khăn của Trung Quốc

Trong khi đó, Trung Quốc lại đang chi mạnh cho công nghệ quốc phòng, đặc biệt là không lực. Trung Quốc đang cho thử nghiệm hai loại máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31. Nhưng theo các chuyên gia không quân, những loại máy bay này vẫn chưa thể làm nhiệm vụ ngay, ít nhất là tới cuối thập niên này. “Những loại máy bay này thật sự hiện đại và tinh vi tới mức nào hiện vẫn là một câu hỏi mở” - nhà phân tích chiến lược cấp cao Andrew Davies thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc nhận định.

Giới phân tích phương Tây tỏ ra nghi ngờ máy bay chiến đấu của Trung Quốc khó có thể sánh với F-35 của Mỹ. Trung Quốc cũng đang gặp nhiều trở ngại về kỹ thuật và sản xuất. Theo Reuters, ngoài các thách thức về thiết kế và vận hành máy bay tàng hình, Trung Quốc cũng đang phải tìm cách khắc phục các thiếu sót về động cơ do trong nước sản xuất. Do chưa thể chế tạo được động cơ cho máy bay chiến đấu hiện đại, Trung Quốc buộc phải phụ thuộc nhiều vào động cơ do Nga sản xuất.

Các chuyên gia quân sự cho biết các nhà hoạch định quân sự Trung Quốc cũng đang phải nghiên cứu cách thức mà Mỹ và các đồng minh phương Tây tấn công đối phương ở Balkans và Trung Đông. Trong các cuộc xung đột này, hệ thống phòng không kết hợp không kích và tên lửa, thông tin liên lạc và các căn cứ không quân đã giúp Mỹ kiểm soát được bầu trời, khiến đối phương mất khả năng phòng thủ. Reuters cho biết Trung Quốc cũng đang phải tìm cách xây dựng một hệ thống phòng không tích hợp với các khẩu đội tên lửa đất đối không do trong nước và Nga sản xuất.

 

 

Indonesia tăng ngân sách quốc phòng năm 2013

Indonesia dự định mua 16 máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga cùng các tàu tuần tra có trang bị tên lửa do trong nước sản xuất. Đây là một phần trong chương trình hiện đại hóa quân đội trong năm năm tới của nước này với tổng chi phí 15 tỉ USD. Hiện Indonesia đã có hơn 10 chiến đấu cơ Sukhoi.

Theo Reuters, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng từ năm 2010 nhằm tăng cường khả năng bảo vệ các tuyến đường biển, hải cảng và biên giới trên biển của mình. Chi tiêu quốc phòng năm 2012 của Indonesia đã tăng 30% so với năm 2011 và đạt mức 72.500 tỉ rupiah (khoảng 7,54 tỉ USD). Năm nay, con số này có thể tăng lên 77.700 tỉ rupiah (khoảng 7,98 tỉ USD).

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Hàn Quốc: Cấm mặc váy quá ngắn

PNO - Trong cuộc họp nội các đầu tiên của mình, tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã phê chuẩn một đạo luật cấm phụ nữ nước này mặc váy quá ngắn nơi công cộng. Ngay lập tức rất nhiều phản ứng trái chiều và tranh cãi nổ ra.

Theo đạo luật sẽ có hiệu lực thi hành vào ngay cuối tuần này, những ai phô bày cơ thể thái quá” nơi công cộng sẽ bị phạt 50.000 won (gần 1 triệu đồng). Cụ thể nếu chị em mặc váy trên đầu gối ít nhất 20 cm tại nơi công cộng sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, ngay lập tức đạo luật bị rất nhiều người chỉ trích, trong đó nhiều ngôi sao nổi tiếng trong ngành giải trí của Hàn Quốc. Các sao nữ đã phản ứng bằng cách đưa nhiều bức ảnh mặc váy ngắn cũn cỡn lên mạng. Bộ luật trên cũng được liên hệ đến người cha của bà Park Geun-hye, cựu Tổng thống Park Chung-hee – lãnh đạo đất nước Hàn Quốc trong giai đoạn 1963-1979. Trong thời gian này người dân cũng không được phép mặc váy cao hơn mắt cá chân từ 20cm trở lên.

Thành viên các đảng phái đối lập cũng phản ứng gay gắt. Một thành viên của Đảng Dân chủ thống nhất cho rằng: “Chính phủ không nên can thiệp vào cách ăn mặc của người dân. Quy định mới khiến nhiều người lo ngại Hàn Quốc đang quay trở lại kỷ nguyên với những hành động ấu trĩ, cắt tóc dài, xé ống quần loe”.

Còn giới nữ nghệ sĩ thì than thở. "Nữ hoàng gợi cảm" Lee Hyori đã thảng thốt viết trên Twitter của mình: “Quy định kia là có thật ư? Tôi sẽ chết mất”.

Tuy nhiên phát biểu với báo giới, ông Ko Jun-ho, thanh tra của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia cho biết: “Bất kỳ bài báo nào nói rằng chúng tôi sẽ kiểm soát chuyện ăn mặc của mọi người đều không đúng. Quy định mới nhằm mục đích điều chỉnh những hành vi không đứng đắn nơi công cộng chứ không liên quan đến trang phục”. Cảnh sát cũng cáo buộc các chính trị gia đối lập đã truyền bá thông tin sai lệch, gây kích động quần chúng trước khi chính phủ công khai quy định và cách thức áp dụng.

KIM THOA

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Không trốn nổi quá khứ

Cũng có thể coi như họa vô đơn chí khi giữa lúc đất nước đã đầy khó khăn và bầu không khí chính trị xã hội chung vì thế ảm đạm thì cả chính phủ thời trước lẫn hiện tại lại bị bê bối và tai tiếng.

 

Sự việc xảy ra trong quá khứ, dư luận đồn thổi đã nhiều, những người liên quan đã tìm cách chống đỡ. Nhưng xem ra chuyện gì phải đến đã đến và họ đều không thể trốn nổi quá khứ của mình.

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chính thức bị tiến hành điều tra về những cáo buộc vi phạm pháp luật khi nhận tiền ủng hộ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống. Hai cộng sự thân cận của ông Sarkozy thời đương nhiệm là cựu Bộ trưởng Tài chính và đương kim Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng như cựu Tổng Thư ký Phủ Tổng thống Claude Gueant đều đã bị cảnh sát và tòa án khám xét nhà riêng để truy tìm bằng chứng. Cả hai đều bị cáo buộc tiếp tay cho kẻ khác trốn thuế và biển thủ công quỹ. Một thành viên trong chính phủ của người kế nhiệm ông Sarkozy đã phải từ chức sau khi bị lộ tẩy là đã lập tài khoản riêng ở Thụy Sĩ để trốn thuế. Thành viên này là Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac và đã buộc phải từ chức. Điều đáng nói ở đây là ông Cahuzac là một trong những cộng sự tin cậy nhất của đương kim Tổng thống Pháp Francois Hollande, phụ trách trực tiếp cuộc chiến chống trốn thuế và chống trốn thuế là một trong những khẩu hiệu hành động của ông Hollande sau khi lên cầm quyền ở Pháp.

Bê bối và tai tiếng như thế không phải chỉ là những hiện tượng riêng lẻ mà đã mang tính hệ thống. Ở đây có chuyện vì quyền lực mà họ có thể làm tất cả, bất chấp thủ đoạn và pháp luật. Ở đây có chuyện dựa vào quyền lực có được mà họ đã dám bất chấp pháp luật như thế. Ở đây có chuyện họ tin rằng quyền lực họ đã từng có và hiện đang có đảm bảo cho chuyện quá khứ của họ không bị khui ra ở thời hiện tại.

Nếu những chuyện như thế chỉ là hiện tượng riêng lẻ thì thật ra không cần phải đề cập đến nhiều bởi quyền lực có thể làm thay đổi cả bản chất con người theo những hướng rất khác nhau. Nhưng nếu nhiều đến như vậy và có tính hệ thống như thế thì rõ ràng cái gọi là "văn hóa chính trị" và "trách nhiệm về quyền lực" ở nước Pháp có vấn đề thật sự và nền tảng đạo lý cũng như pháp lý của nhà nước pháp quyền ở đây đã và vẫn đang bị bào mòn. Nếu không xử lý ổn thỏa chuyện trách nhiệm đối với quá khứ thì sẽ không thể có được trách nhiệm đúng đắn cho hiện tại và tương lai.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Bun-ga-ri, "con bệnh" thứ hai sau Hy Lạp

Một cuộc biểu tình tuần hành ở Thủ đô Xô-phi-a (Bun-ga-ri).

 

Một lực lượng lớn cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự, nhưng vẫn không thể ngăn chặn làn sóng biểu tình và đụng độ bạo lực kéo dài, khiến nhiều người chết và bị thương. Áp lực từ các cuộc biểu tình đã buộc Thủ tướng B.Bô-ri-xốp và chính phủ đương nhiệm phải từ chức. Mặc dù vậy, các cuộc biểu tình vẫn nóng bỏng để phản đối giá cả sinh hoạt tăng mạnh và sự độc quyền của giới tư bản nước ngoài. Các nhà chính trị và xã hội học cảnh báo, Bun-ga-ri có nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài, đất nước đang bên bờ vực của sự hỗn loạn và trở thành cái lò bất ổn chính trị thứ hai ở khu vực Nam Âu, sau Hy Lạp. Diễn tiến trên chính trường Bun-ga-ri và hậu quả của các cuộc biểu tình hiện nay là không thể lường trước được.

Sau sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu năm 1990, chính trường Bun-ga-ri đã có những diễn biến khác với các nước ở khu vực Đông và Nam Âu. Những nhóm người lên nắm quyền lãnh đạo thường có sắc thái chính trị đa dạng khác hẳn nhau. Năm 1997, Liên minh dân chủ cơ đốc giáo của lực lượng dân chủ đã thay thế Đảng Cộng sản lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Năm 2001, Phong trào dân tộc Simeon II mới thành lập giành 43% số phiếu bầu đã lên cầm quyền với hứa hẹn trong vận động tranh cử là sẽ cải thiện rõ rệt mức sống dân chúng trong vòng 800 ngày, nhưng không làm được bao nhiêu và năm 2009 đã bị thay thế bằng chính phủ của Thủ tướng B. Bô-ri-xốp, nguyên Thị trưởng thành phố Xô-phi-a. Ông Bô-ri-xốp nhậm chức Thủ tướng tháng 7-2009 cũng hứa hẹn sẽ hiện đại hóa đất nước nghèo nhất EU này, nâng thu nhập của người dân lên mức trung bình của EU và đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn. Với chính sách thắt lưng buộc bụng, Chính phủ của Thủ tướng Bô-ri-xốp đã giữ được thâm hụt ngân sách dưới mức trần 3% GDP, nhưng lại đẩy nhiều người dân rơi vào hoàn cảnh sống nghèo khó dưới mức trung bình của EU.

Sự bùng nổ kinh tế ở Bun-ga-ri hầu như chỉ giúp cho giới tư bản trong và ngoài nước và chủ yếu là cho những ông chủ cũ thuộc tầng lớp thượng lưu được hưởng lợi, trong khi hơn 25% số dân nước này vẫn sống dưới mức nghèo, nhất là ở nông thôn. Mô hình liên kết kinh tế công nghiệp - nông nghiệp từng thành công đã bị tan vỡ sau biến động chính trị ở Đông Âu. Hiện nay, hầu hết các nông trại nhỏ chỉ có khả năng đủ cung ứng cho sinh hoạt. Gần một nửa triệu người đã rời khỏi đất nước ra nước ngoài kiếm sống kể từ năm 1990. Tỷ lệ thất nghiệp là 12%, ở giới trẻ lên tới 16%. Giá điện tăng mạnh chỉ là một nguyên nhân mới nổi, nhưng đã kích hoạt các cuộc biểu tình bạo động trên đường phố. Các cuộc biểu tình do các nhà hoạt động chính trị tổ chức đòi thay đổi hệ thống chính trị, nhưng họ vẫn chưa biết chọn lực lượng nào sẽ lên nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Nhà xã hội học O.Min-tơ-xép nhận xét rằng, khác với cuộc khủng hoảng năm 1996-1997, các cuộc biểu tình hiện nay không có một sự lựa chọn đường hướng chính trị rõ ràng nào. Những người tổ chức biểu tình đòi tham gia một tỷ lệ 50% trong tất cả các cơ quan quản lý nhà nước. Về mặt chính trị, họ yêu cầu bầu cử một Quốc hội mới để sửa đổi Hiến pháp. Kỳ bầu cử theo kế hoạch sẽ tổ chức vào tháng 7 tới, nhưng có khả năng sẽ phải tiến hành sớm hơn vào tháng 4. Ông Bô-ri-xốp thừa nhận, sau khi Chính phủ của ông từ chức, những người thuộc đảng Xã hội đối lập là lực lượng mạnh thứ hai trong Quốc hội, đã không chịu đứng ra lập chính phủ mới và Chủ tịch đảng này S.Xta-ni-xép kêu gọi tiến hành bầu cử trước thời hạn. Cuối cùng, Tổng thống R.Ple-ne-li-ép đã quyết định bổ nhiệm một chính phủ lâm thời trong đó không có người thuộc đảng của ông Bô-ri-xốp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, những người xã hội chủ nghĩa theo tư tưởng dân chủ xã hội có nhiều khả năng giành được ưu thế tại cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới. Tuy nhiên, các nhà xã hội học cho rằng, tình hình hiện tại ở Bun-ga-ri "là không thể quản lý được". Bộ trưởng Ngoại giao Đức G.Ve-xtơ-vê-lơ đã phải lên tiếng kêu gọi tất cả các đảng phái và lực lượng chính trị ở Bun-ga-ri cần có trách nhiệm chung và cùng nhau tìm kiếm một giải pháp cho tình hình đất nước, cũng là vì tương lai của EU.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Đối mặt với "bom nổ - chết"

Gần 15 năm làm nghề rà phá bom mìn vật liệu nổ gắn bó với tổ chức MAG, Trần Thị Thảo – cô gái trẻ, đẹp ngày nào giờ đã là mẹ của hai cậu con trai – vẫn mặn mà vẻ đẹp của miền đất nắng gió.

Thảo đưa một quả đạn pháo vừa tìm được vào hố chứa.

Nhưng thẳm sâu trong đôi mắt của “cô gái rà bom” vẫn ánh lên nỗi cảnh giác thường trực của cái nghề từng khoảnh khắc đối mặt với “bom nổ - chết”. “Công việc đúng là quá nguy hiểm, nhưng đã say nghề thì cũng quên sợ mà phải tỉnh táo từng khoảnh khắc để “bom nổ - không chết”. Mình đi phá bom để xây trường học, bệnh viện... Nhìn những vườn hoa tuơi đẹp mọc lên từ những hố bom mình thấy rất vui, những giây phút chết chóc lạnh người rình rập như lùi xa…” – Thảo đã sẻ chia với tôi về nghề rà phá bom mìn như vậy.

Bom nhiều hơn khoai

Mảnh đất Quảng Trị đau thương trong chiến tranh, dù đã sau hơn 35 năm hòa bình vẫn còn rất nhiều người dân lành, phần nhiều là phụ nữ và trẻ em, bị chết vì bom mìn còn lại từ cuộc chiến. Người dân canh tác, sản xuất – bom nổ - chết. Người đi rà tìm sắt thép phế liệu chiến tranh để mưu sinh – bom nổ - chết. Học sinh chơi đùa trên sân trường – bom nổ - chết...

Những bản tin như vậy, cho đến tận lúc này vẫn xuất hiện đều trên các phương tiện truyền thông. Một khảo sát của các tổ chức quốc tế cho biết cần phải mất thêm 200 năm nữa mới có thể rà phá hết vật liệu chưa nổ trên đất Quảng Trị nếu vẫn chỉ duy trì tốc độ rà phá, tìm kiếm như hiện nay. Hiện ở Quảng Trị có nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế tổ chức rà tìm vật liệu chưa nổ, nhưng MAG – nhóm cố vấn bom mìn đến từ Vương quốc Anh – là tổ chức có thâm niên lâu nhất, có quy mô và hiệu quả hoạt động rà tìm vật liệu chưa nổ tốt nhất.

Đội quân rà tìm bom mìn của MAG ở Quảng Trị có 8 người là phụ nữ. Trong số đó, Trần Thị Thảo nổi lên không chỉ là người có nhan sắc mà còn là một cô gái gan dạ, thông minh, tận tâm với công việc. Chức vụ đội phó mà MAG trao cho chị với đội ngũ nhân viên đa số là... đàn ông chính là minh chứng cho năng lực và sự “say nghề” như Thảo nói. “Hồi mới giải phóng, nhà Thảo ở ngay Thành cổ Quảng Trị, để trồng được khoai phải hốt bom bi hết rổ này đến rổ khác.

Mẹ Thảo cuốc lật từng lát một, để trồng được một luống rau khoai mất nhiều ngày trời. Ngày nào cũng nghe, thấy người bà con, hàng xóm chết, bị thương vì bom bi nổ. Đi học cấp 2, cấp 3 rồi vẫn giúp mẹ làm vườn, giúp mẹ nhặt bom bi, đạn M79. Xong cấp 3, nghe tin MAG tuyển nhân viên rà phá bom mìn. Thế là dự tuyển. Họ phỏng vấn tại sao muốn làm nghề này, Thảo nói rằng sinh ra, lớn lên trên mảnh đất chịu nhiều đau thương do chiến tranh, con người ta ai cũng phải nỗ lực để học cách sống, kế mưu sinh ngay chính trong khó khăn, thậm chí cả sự chết chóc. Thảo muốn tham gia nghề rà tìm vật liệu chưa nổ (VLCN) vì cùng với việc có thu nhập tương đối khá còn là cơ hội để trả nghĩa cho đất Quảng Trị quê hương” – Thảo kể và quay mặt lau những giọt nước mắt chảy dài trên má, cố kìm tiếng khóc nấc khi chuyện trò với tôi.

Đối mặt tử thần

Một ngày mới với Thảo bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng. Nhà ở cách trung tâm chỉ huy MAG Quảng Trị chừng hai chục cây số. Thảo lén con nhỏ, dậy từ lúc 4 giờ, nấu cháo cho con, để sẵn ở nhà. Rồi ăn sáng từ lúc... chưa sáng. Chạy xe máy để có mặt tại sở chỉ huy trước 6 giờ sáng. Thảo nói: “Gặp nhau, anh chị em trong đội chào hỏi nhau vài câu, kể vài “chuyện vui” trong đêm (nếu có), đúng 6 giờ, quân lệnh như sơn, kể từ đó trở đi, không ai được phép để xảy ra bất cứ một sai sót nhỏ nào, một tích tắc mất tập trung nào; vì chỉ cần một tích tắc mất tập trung thì hậu quả là vô cùng lớn, bom nổ trong lúc đang rà tìm, tập kết, vận chuyển, hủy nổ thì cái chết không chỉ là với một hay vài người, mà có khi là cả xóm, thôn...”.

Xe ôtô chở các đội rà phá bom rời sở chỉ huy lúc 6 giờ 30, họ đến hiện trường và làm việc, không nghỉ trưa, đến 16 giờ thì thu dọn đưa sản phẩm về bãi nổ; “khi bom nổ xong thì mọi người mới thở phào, cười vui với nhau được, vậy là có thêm một ngày an toàn” – Thảo nói.

Phụ nữ làm việc ở MAG Quảng Trị thì nhiều, nhưng đa số làm các công việc y tế, văn phòng, còn trực tiếp rà tìm bom mìn thì chỉ có 8 chị, chia đều ra ở các đội, trong đó Thảo là nữ nhân viên có chức vụ cao nhất trong 8 chị - Đội phó. Khi tôi hỏi lên chức đội phó thì khác hồi làm nhân viên thế nào, Thảo bảo rằng khác nhất là trách nhiệm rất nặng nề, trước đây mình chỉ lo cho mình thôi, bây giờ phải lo cho nhiều người khác nữa, nhưng nặng nề hơn cả là áp lực làm sao đảm bảo an toàn, không để xảy ra tai nạn trong quá trình rà tìm bom mìn.

Một tuần sẽ có một lần báo động bom nổ ở vị trí X, kịch bản không hề có trước, mỗi lần là một hoàn cảnh, vị trí khác nhau, khác đến nỗi không một nhân viên nào nghĩ rằng đó là báo động giả. Thâm niên trong nghề cả chục năm rồi vẫn không dám nghĩ có chuyện báo động giả được. Chỉ riêng chuyện đó cũng đủ làm đau đầu người lãnh đạo rồi. “Mỗi lần báo động như vậy, các lực lượng cứu hộ, y tế phải thực hiện hoàn chỉnh kịch bản ứng cứu trong một giới hạn thời gian rất ngắn, có khi phải ứng cứu người bị nạn lên đến hàng chục. Nhân viên nào không đáp ứng các yêu cầu thực hiện kịch bản báo động thì bị sa thải khỏi vị trí”.

Tôi hỏi: “Đã có khi nào xảy ra sự cố chưa?”.

Thảo cười vang: “Vậy thì làm sao còn có em ngồi đầy mà chuyện trò được nữa. Hồi mới vào nghề, chưa đầy 20 tuổi, có duy nhất một lần giữa trưa nắng như đổ lửa trên bãi cát ở Quán Ngang (cạnh hàng rào điện tử M.Namara – Dốc Miếu – Gio Linh), trên người mặc đồ giáp, đầu đội mũ bảo hộ kín mít, nóng quá, chịu không nổi, em đưa tay lột mũ ra, trong khi bên dưới bom bi la liệt như... khoai lang. Ông cố vấn kỹ thuật người Anh đứng ngoài theo dõi đã hét lên bằng tiếng Việt “Thảo”, tôi khiếp sợ, và đến lúc này tiếng thét tên tôi vẫn cứ văng vẳng bên tai...”.

Hoa mọc từ hố bom

Hôm gặp tôi ở hiện trường rà tìm bom mìn ở một làng ở xã Gio Thành – huyện Gio Linh, Thảo kể: “Mỗi lần đi qua ngôi trường mẫu giáo ở Vĩnh Linh, chúng tôi thật không thể tin vào mắt mình nữa, mới ngày nào là chồng chất bom mìn chưa nổ, giờ là cả một khu trường khang trang, đẹp đẽ, rộng lớn, ngay trên những hố bom mà ngày trước chúng tôi đào lên, giờ thầy cô ở đó đã trồng rất nhiều hoa. Tôi thấy lâng lâng niềm vui xen lẫn tự hào. Tôi nhớ về những buổi trưa dưới nắng gắt và gió Lào, chị em vẫn phải cặm cụi làm việc xuyên trưa... đầy hiểm nguy, cực khổ”. Hàng chục ngôi trường, trạm y tế đã mọc lên trên những hố bom mà Thảo và đồng đội đã phải vượt qua những giây phút căng thẳng cực độ để rà phá bom.


MAG là viết tắt của Mines Advisory Group - nhóm cố vấn về bom mìn của Anh, chuyên trợ giúp các nước rà soát và tháo gỡ các vật liệu chưa nổ (UXO). MAG có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này tại 15 quốc gia trên thế giới. Hiện MAG đang hoạt động tại Angola, Azerbaijan, Campuchia, Iraq, Lào, Lebanon, Sudan... Bà Portia Strattion - Giám đốc Quốc gia dự án MAG - cho biết: MAG đã triển khai hoạt động tại Việt Nam từ năm 1999, đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị, sau đó tại tỉnh Quảng Bình từ năm 2003. Cho đến nay, chúng tôi đã thu dọn/rà phá được 175.000 VLCN. Hơn một triệu người dân tại nhiều thôn, xã, và huyện ở 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình đã được hưởng lợi và thoát khỏi mối đe dọa về thể chất cũng như tinh thần từ kết quả này. Việc rà phá VLCN giúp cho người dân và cộng đồng tiếp cận được những vùng đất an toàn để triển khai các hoạt động sinh kế, xây dựng trường học, trung tâm y tế…và các dự án phát triển kinh tế xã hội.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Ngậm nòng nọc trong miệng để qua mắt an ninh hàng không

Một nữ hành khách người Hàn Quốc đã lén mang những con nòng nọc lên máy bay bằng cách ngậm trong miệng hòng qua mắt lực lượng an ninh hàng không.

Theo tờ "Guangdong Southern Media Network", ngày 20/3 vừa qua, lực lượng cảnh sát tại sân bay Quốc tế Bạch Vân ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc đã phát hiện một lọ nước trong hành lý của một nữ du khách nước ngoài.

Lực lượng an ninh yêu cầu người phụ nữ không được mang chất lỏng lên máy bay, họ cũng yêu cầu cô phải uống hết số nước đó hoặc vứt đi. Người phụ nữ sau đó đã uống một hơi hết lọ nước kia nhưng không nuốt, điều này đã khiến cho các nhân viên an ninh hàng không nghi ngờ.

Lực lượng an ninh sau đó đã phải yêu cầu người phụ nhổ số nước trong miệng ra để kiểm tra và bất ngờ phát hiện thấy rất nhiều con nòng nọc trong đó.


Con nòng nọc (Ảnh minh họa)

Khi được hỏi lý do vì sao mang số nòng nọc đó lên máy bay thì người phụ nữ giải thích rằng những con nòng nọc kia là món quà của một người bạn Trung Quốc gửi tặng cô, và cô muốn mang chúng về nước (Hàn Quốc). Tuy nhiên, sau đó cô gái buộc phải vứt bỏ lại số nòng nọc đó mới có thể tiếp tục chuyến bay.

AloBacsi.vn
Theo Dân trí/UPI

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Nga - Trung thắt chặt quan hệ

Ngày 22.3, ông Tập Cận Bình đã tới thủ đô Moscow của Nga, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Trung Quốc.

Theo Tân Hoa xã, ông Tập đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về thắt chặt hơn nữa hợp tác thương mại, năng lượng cũng như các vấn đề đang “nóng” trên thế giới và khu vực như Syria và bán đảo Triều Tiên.

Sau cuộc gặp, 2 nhà lãnh đạo đều có phát biểu đề cao quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước. AFP còn dẫn lời Tổng thống Putin cho rằng quan hệ Nga - Trung là “thành tố quan trọng của nền chính trị thế giới”.

Cùng ngày, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin và người đồng cấp Trung Quốc Uông Dương đã ký 9 văn kiện hợp tác về dầu khí, xây dựng hạ tầng và tài chính - ngân hàng…, theo RIA-Novosti. Sau Nga, ông Tập Cận Bình sẽ đến Tanzania, Nam Phi và CH Congo.

Lê Loan

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Khi scandal mọc ra như nấm sau mưa...

Không hiểu thời buổi thế nào mà nhìn đâu cũng thấy scandal, ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lĩnh vực. Từ “scandal” đã trở thành câu cửa miệng, nhưng có vẻ như đã bị biến dạng so với gốc gác ban đầu của nó.

Có lẽ trong bức hình trên, từ “scandal” đã được dùng sai nghĩa?

Theo Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ (Harper Collins – NXB Chính trị Quốc gia), scandal được dùng để chỉ một vụ bê bối và tai tiếng. Thứ nhất, trong tôn giáo, scandal là sự phạm pháp của một người giữ chức vụ cao cấp. Thuật ngữ này được thông dụng để chỉ những hành động của một người nắm chức vụ cao cấp trong tôn giáo nhưng đã làm ô uế chức vụ đó.

Thứ hai, scandal là việc phơi bày sự tham nhũng trong các cơ quan nhà nước. Do bản chất tham nhũng của quyền lực chính trị vốn khó tránh khỏi các vụ bê bối. Hãy nhớ câu châm ngôn của sử gia Anh quốc, Huân tước Action (1834-1902): “Quyền lực có xu hướng tham nhũng; quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”.

Đối với tham nhũng, câu hỏi đặt ra không phải là tại sao mà là vào lúc nào (vụ Iran – Contra và Watergate là hai ví dụ điển hình).

Thứ ba, đây là hành động chính trị hoàn toàn hợp pháp nhưng đáng ngờ về mặt đạo đức. Như chủ bút tờ New Republic Micheal Kinsley thường nói: “Các vụ bê bối ở Washington không phải là những gì bất hợp pháp, mà là những gì hợp pháp”. Đây còn được gọi là Định luật Kinsley.

Như vậy, ngay từ nơi xuất phát thuật ngữ này, scandal đơn thuần là những vụ việc liên quan tới các lĩnh vực tôn giáo, kinh tế và chính trị. Được nhập khẩu vào Việt Nam, scandal ngày càng mở rộng “ngữ nghĩa” của nó, đặc biệt là tràn lan vào địa hạt showbits vốn quá nhiều chuyện thị phi. Đường đi của ngôn ngữ thật lạ lùng, phức tạp và giờ đây nó đã nghiễm nhiên trở thành tên gọi đơn giản của bất kỳ một vụ việc tai tiếng nào đó, ở bất kỳ lĩnh vực nào đó.

Nếu nhìn nhận scandal như hiện nay sẽ gây rối tung rối mù cho các nhà quản trị xã hội. Có lẽ chúng ta nên quay trở về với gốc ban đầu của hiện tượng scandal, để tự tiêu giảm đi những chuyện ỳ xèo rắc rối xung quanh mình và bình tâm mà sống(?!).

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Trở ngại trong tiến trình hòa giải ở Y-ê-men

Đại diện các phe phái ở Y-ê-men dự lễ khởi động đối thoại dân tộc.

 

Hàng trăm đại diện các đảng phái chính trị ở Y-ê-men, gồm cả những lực lượng chủ trương ly khai cho khu vực miền nam, các phần tử nổi dậy người Hồi giáo dòng Si-ít ở miền bắc, cùng các tổ chức xã hội dân sự đã góp mặt trong lễ khai mạc cuộc đối thoại dân tộc, tổ chức tại Phủ Tổng thống ở Thủ đô Xa-na hôm 18-3. Cuộc đối thoại dân tộc dự kiến tiến hành trong sáu tháng tới, do LHQ đóng vai trò trung gian. Mục tiêu là thảo luận nội dung dự thảo Hiến pháp mới và chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và QH dự kiến diễn ra tháng 2-2014. Đây được xem là sự kiện mang tính lịch sử đối với quốc gia Bắc Phi này, bởi cuộc đối thoại dân tộc (dự kiến tổ chức từ tháng 11-2012) đã bị hoãn nhiều lần do Phong trào miền nam tẩy chay và chỉ được khởi động dưới sức ép của LHQ, nhằm tháo ngòi bế tắc chính trị kéo dài gần hai năm qua ở Y-ê-men.

Là quốc gia duy nhất trong khu vực Trung Đông - Bắc Phi đến thời điểm này thoát "kịch bản bạo lực" của làn sóng "Mùa xuân A-rập", sau khi cựu Tổng thống A.Xa-lê hồi tháng 11-2011 ký thỏa thuận từ bỏ quyền lực sau 33 năm cầm quyền, giúp chấm dứt các cuộc biểu tình kéo dài gần một năm tại Y-ê-men. Theo thỏa thuận được LHQ dàn xếp, ông M.Ha-đi được giao nắm quyền Tổng thống trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, vượt qua "cơn lũ" lật đổ chính quyền quét qua khu vực không đồng nghĩa việc Y-ê-men tránh được hệ lụy chung, đó là sự chia rẽ nội bộ, tranh giành quyền lực giữa các phe phái chính trị, nhất là các nhóm chủ trương ly khai ở miền nam nước này.

Đây cũng là trở ngại lớn nhất trong tiến trình hòa giải dân tộc vừa được khởi động ở Y-ê-men. Có ý kiến chuyên gia nhận định, Y-ê-men từng có thời kỳ ổn định dưới "bàn tay sắt" của chính quyền Xa-lê đã thủ tiêu những tư tưởng ly khai. Bối cảnh chính trị hiện nay dường như đang tạo môi trường thuận lợi để các lực lượng trỗi dậy. Nhóm ly khai Phong trào miền nam, đứng đầu là cựu Tổng thống A.Ba-ít, từng tuyên bố chủ trương thành lập hai nhà nước độc lập ở miền bắc và miền nam Y-ê-men. Nhiều cuộc biểu tình ủng hộ ý tưởng này đã nổ ra, nhất là ở thành phố thủ phủ miền nam A-đen. Từ năm 2007, Phong trào miền nam đã trở thành một tổ chức chống đối chính quyền Xa-lê mạnh mẽ và đưa ra những yêu sách ngày càng cực đoan. Với nỗ lực của Tổng thống lâm thời Ha-đi và đặc phái viên LHQ, lực lượng này đã chấp thuận tham gia đối thoại dân tộc. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo, các cuộc đối thoại chỉ thành công khi chính phủ đáp ứng các yêu sách của Phong trào miền nam, trong đó có việc phục chức hoặc bồi thường cho hàng chục nghìn viên chức, quân nhân và cảnh sát bị sa thải dưới thời chính quyền Xa-lê.

Một trở ngại nữa được giới phân tích chỉ rõ, đó là vai trò của cựu Tổng thống Xa-lê trên chính trường, khi ông tiếp tục giữ chức Chủ tịch đảng Đại hội Nhân dân toàn quốc (GPC). Trong bối cảnh các đối thủ chính trị không chấp thuận vị trí của ông Xa-lê trong GPC và kêu gọi ông rút hoàn toàn khỏi chính trường Y-ê-men, các cuộc đối thoại hòa giải sẽ tiếp tục bị phủ bóng đen bởi sự chia rẽ và tranh giành quyền lực. Ngoài ra, mâu thuẫn kéo dài dẫn tới xung đột, thậm chí là hận thù giữa hai lực lượng Hồi giáo dòng Si-ít và Xun-nít cũng là nhân tố có thể ảnh hưởng tiêu cực tiến trình hòa giải dân tộc ở Y-ê-men...

Nhằm gây sức ép để sớm khởi động hòa giải dân tộc ở Y-ê-men, giữa tháng 2 vừa qua, LHQ cảnh báo sẽ trừng phạt bất kỳ đảng phái nào cản trở cuộc đối thoại này. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun khẳng định đây là cơ hội lịch sử cho người dân Y-ê-men, nhằm thúc đẩy hòa giải, xây dựng lòng tin, xóa bỏ bất bình và hận thù vì sự phát triển của Y-ê-men.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

 

Thiên tai, tai nạn ở Bra-xin, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Đức

Theo Tân Hoa xã, ngày 22-3, giới chức Bra-xin cho biết, các trận mưa lớn kéo dài ba ngày qua ở bang Ri-ô Đề Gia-nây-rô, đông-nam nước này đã gây nhiều vụ sạt lở đất làm ít nhất 31 người chết, 18 người bị thương và khiến 1.466 người mất nhà cửa. Hàng trăm binh sĩ quân đội và nhân viên dân phòng đã được huy động cứu hộ.

 

* Mưa bão lớn kèm theo mưa đá tại một số địa phương ở Trung Quốc trong ba ngày qua đã làm 24 người chết và bốn người mất tích. Thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của khoảng 1,53 triệu người dân các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông và Quý Châu buộc hơn 215.000 người phải sơ tán.

* Bộ Y tế Trung Quốc cho biết, hằng năm có tới 50.000 người chết vì bệnh lao ở nước này và mỗi năm có thêm khoảng một triệu trường hợp bị mắc bệnh lao được báo cáo. Hiện nay, có năm triệu người Trung Quốc bị mắc bệnh lao ở mức nặng, đưa nước này đứng thứ hai trong số 22 quốc gia có nhiều người mắc bệnh lao nhất trên thế giới. Hằng năm có khoảng 1,4 triệu người trên thế giới chết vì bệnh lao.

* Ngày 21-3, tại Ô-xtrây-li-a, một máy bay lên thẳng bị tai nạn ở phía nam TP Xít-ni làm bốn người chết. Chiếc máy bay lên thẳng loại Robinson R44 đã bị mắc vào cây và bốc cháy khi đang cố gắng hạ cánh.

* Ngày 22-3, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc bộ ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông Trung Quốc, khi một xe tải đâm vào một xe chở khách làm tám người chết và 15 người bị thương. Nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra.

* Ngày 21-3, tại Ca-na-đa, trận bão tuyết quét qua vùng đồng bằng nước này đã gây ra một vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên đường quốc lộ ở phía nam Ét-môn-tơn, tỉnh An-béc-ta, khiến khoảng 100 người bị thương. Có ít nhất 200 phương tiện giao thông gặp nạn trong vụ này.

* Tại Đức, ngày 21-3, ít nhất một người chết và nhiều người bị thương khi hai máy bay lên thẳng đâm vào nhau trong một buổi huấn luyện của cảnh sát Béc-lin. Tai nạn xảy ra khi hai máy bay đang hạ cánh trong lúc có bão tuyết.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

 

Triều Tiên tung video tấn công Hàn Quốc

Ngày 22.3, CHDCND Triều Tiên tung lên trang mạng chính thức Uriminzokkiri cảnh giả định tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc và bắt giữ 150.000 công dân Mỹ tại đây.

Đoạn băng dài khoảng 4 phút, mang tựa đề Cuộc chiến tranh 3 ngày ngắn ngủi, bắt đầu với hình ảnh nã pháo, rốc két liên tục đến cuộc tấn công trên bộ, trên không quy mô lớn. Sau đó, một người thuyết minh mô tả các giai đoạn tấn công như máy bay thả lính nhảy dù xuống Seoul, 4.000 xe tăng và 3.000 xe thiết giáp vượt biên giới tiến vào miền Nam.

Ngoài ra, người thuyết minh còn mô tả cách đánh tan các lực lượng thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Vào ngày thứ 3 của cuộc chiến, theo đoạn băng, Seoul và các thành phố khác rơi vào hỗn loạn, thiếu lương thực còn quân đội Triều Tiên bắt đầu “ổn định tình hình”.

Đoạn phim được tung ra một ngày sau khi Triều Tiên ban hành cảnh báo không kích, ra lệnh quân đội sẵn sàng hành động, đồng thời dọa tấn công các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và đảo Guam. Cùng lúc, các tàu chiến của Mỹ - Hàn đồng loạt diễn tập ở vùng biển phía tây bán đảo Triều Tiên trong ngày cuối của cuộc tập trận chung từ 11.3.

Tuy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đang dâng cao, chính phủ Hàn Quốc ngày 22.3 vẫn cho phép một tổ chức từ thiện mang số thuốc trị bệnh lao với tổng giá trị hơn 600.000 USD sang viện trợ cho miền Bắc, theo AFP.

Văn Khoa

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Tiếng súng nổ và tảng băng ngoại giao

Chính phủ I-ta-li-a ngày 21-3 thông báo sẽ đưa hai lính thủy đánh bộ bị cáo buộc bắn chết hai ngư dân Ấn Độ trở lại Niu Đê -li để chờ xét xử. Động thái này đã mở ra cơ hội giải quyết dứt điểm vụ việc từng gây ra tình trạng ngoại giao băng giá giữa I-ta-li-a và ấn Độ trong suốt hơn một năm qua.

 

Căng thẳng giữa Rô-ma và Niu Đê-li bắt đầu nảy sinh từ ngày 15-2-2012 khi Ma-xi-mi-li-a-nô La-tô-rê (Massimiliano Latorre) và Xan-va-tô-rê Gi -rô-nê (Salvatore Girone), hai lính thủy đánh bộ được giao nhiệm vụ bảo vệ trên tàu chở dầu "Enrica Lexie" của I-ta-li-a, nổ súng giết chết hai ngư dân ấn Độ do nhầm tưởng họ là cướp biển ở ngoài khơi bang Kê-ra-la của Ấn Độ. M.La-tô-rê và X.Gi-rô-nê sau đó đã bị nhà chức trách Ấn Độ bắt giữ với cáo buộc giết người.

Hai lính thủy đánh bộ M.La-tô-rê và X.Gi-rô-nê tại Rô-ma ít ngày trước khi được đưa trở lại ấn Độ. Ảnh:AP

TheoTân Hoa xã, chỉ vài giờ sau khi cảnh sát bang Kê-ra-la đưa ra cáo buộc nói trên, Chính phủ I -ta-li-a đã triệu hồi Đại sứ nước này tại Ấn Độ về Rô -ma để tham vấn. Bộ Ngoại giao I-ta-li-a cũng triệu Đại sứ ấn Độ tại Rô-ma Đa -ba-rát-ta Xa-ha (Dabarata Saha) tới để phản đối việc hai quân nhân của mình bị giam giữ, đồng thời thể hiện quan điểm rằng, những diễn biến pháp lý tại Ấn Độ trong vụ việc này là "không thể chấp nhận".

I-ta-li-a một mực khẳng định vụ nổ súng xảy ra trên hải phận quốc tế, bởi vậy Ấn Độ không có quyền tài phán đối với vụ việc và hai lính thủy đánh bộ nói trên cần phải được tòa án I-ta-li-a xét xử. Trong khi đó, Ấn Độ lại cho rằng, hai quân nhân I-ta-li-a đã sát hại những ngư dân ấn Độ không có vũ khí ở "vùng biển tiếp giáp lãnh hải" thuộc quyền tài phán của ấn Độ.

Những tranh cãi, bất đồng về thời gian và địa điểm xét xử hai lính thủy đánh bộ I-ta-li-a cũng là nguyên nhân khiến trong năm 2012 và cả đầu năm 2013, Rô-ma và Niu Đê -li đã nhiều lần phải triệu tập Đại sứ của nhau tới để phản đối và thể hiện chính kiến của mình đối với vụ việc đồng thời cũng đẩy quan hệ giữa hai bên rơi vào tình trạng căng thẳng.

Giữa tháng 12 năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng I-ta-li-a Dam-pao-lô Đi Pao-lô (Giampaolo Di Paolo) thậm chí còn tới ấn Độ để thăm M.La -tô-rê và X.Gi-rô-nê, đồng thời gia tăng sức ép để hai quân nhân này được về nước đón Giáng sinh.AFPkhi ấy dẫn lời một thẩm phán thuộc Tòa án bang Kê -ra-la cho biết, ấn Độ đã đồng ý cho M.La-tô-rê và X.Gi-rô-nê về nước theo đề xuất của phía I-ta-li-a với điều kiện hai binh sĩ này phải nộp một khoản tiền bảo lãnh. Sau kỳ Giáng sinh vui vẻ với gia đình và người thân tại I -ta-li-a, M.La-tô-rê và X.Gi -rô-nê cũng đã quay trở lại Ấn Độ đúng hẹn.

Đầu năm 2013, hai lính thủy đánh bộ này lại một lần nữa được Niu Đê -li cho phép về nước để tham gia cuộc tổng tuyển cử của I-ta-li-a. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong lần thứ hai được về quê nhà, hai lính thủy đánh bộ bị cáo buộc giết người này đã không “trả phép” đúng hạn theo yêu cầu của Ấn Độ. Dư luận Ấn Độ phản đối dữ dội, gọi đó là một hành động “trốn tội”. Thủ tướng ấn Độ Man-mô-han Xinh (Manmohan Singh) ngày 13-3 đã lên tiếng yêu cầu các nhà chức trách I-ta-li-a tôn trọng những cam đoan của họ và đưa M.La-tô-rê và X.Gi-rô-nê quay trở lại Ấn Độ hầu tòa.

Căng thẳng lên đến cao trào khi giữa tháng Ba vừa qua, I-ta-li-a tuyên bố sẽ hủy bỏ những cam kết đưa M.La-tô-rê và X.Gi rô-nê trở lại Niu Đê -li, đồng thời khuyến cáo các công dân nước này cần "giữ thái độ đề phòng và cẩn trọng cũng như tránh xa các nơi tụ tập công cộng", đặc biệt là ở bang Kê-ra-la, một trong những danh thắng thu hút nhiều du khách nhất ở miền Nam Ấn Độ.

Ngoài ra, Rô-ma cũng "để ngỏ" trách nhiệm xem xét vụ việc cho một tòa án trọng tài quốc tế.

Động thái trên đã khiến ấn Độ phản ứng quyết liệt và đáp trả bằng cách cấm Đại sứ I-ta-li-a Đa-ni-en Man-xi-ni (Daniele Mancini) rời khỏi quốc gia Nam á này khi chưa được cho phép. I-ta-li-a đã gọi quyết định này là sự vi phạm một hiệp định về miễn trừ ngoại giao. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao I-ta-li-a khẳng định: “Quyết định ngăn cản Đại sứ của chúng tôi rời khỏi Ấn Độ nếu không có sự đồng ý của Tòa án Tối cao rõ ràng là vi phạm công ước Viên về quan hệ ngoại giao”.

Tuy nhiên, trong khi người ta đang cố gắng phỏng đoán về những hành động gây căng thẳng tiếp theo thì ngày 21-3, Chính phủ I-ta-li-a bất ngờ thay đổi cách giải quyết vụ việc khi tuyên bố đồng ý trao hai lính thủy đánh bộ cho ấn Độ. Quyết định này được đưa ra sau khi I-ta-li-a nhận được cam kết bảo đảm bằng văn bản từ phía chính quyền ấn Độ, rằng "các quyền cơ bản" của hai quân nhân M.La -tô-rê và X.Gi -rô-nê sẽ được tôn trọng.

Được biết, M.La-tô-rê và X.Gi -rô-nê đã rời I-ta-li-a trong ngày 22-3 và sau khi đến ấn Độ, hai người này sẽ trú tại Đại sứ quán I-ta-li-a ở Niu Đê -li.

Rõ ràng, câu chuyện liên quan đến cáo buộc nhằm vào hai lính thủy đánh bộ của I-ta-li-a không đơn thuần chỉ là một vụ “vô tình nổ súng gây chết người”. Cách tiếp cận và xử lý vấn đề cho thấy, I-ta-li-a đã và đang cố gắng bảo vệ “uy tín quốc gia” cũng như hai quân nhân của mình. ở phía đối diện, ấn Độ cũng quyết tâm “tìm lại công bằng” cho hai ngư dân đã thiệt mạng, đồng thời trấn an dư luận trong nước và thể hiện trách nhiệm của Chính phủ, Tòa án Tối cao trong việc bảo vệ dân thường.

Cũng vì thế mà ngay cả khi M.La-tô-rê và X.Gi-rô-nê được đưa trở lại Niu Đê -li, tảng băng ngoại giao ngăn cách ấn Độ và I-ta-li-a chưa chắc đã tan nếu như đôi bên không thể tìm thấy sự đồng thuận trong phương thức xét xử hai lính thủy đánh bộ này.

VŨ HÙNG

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

 

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế