Translate

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

4 loại vũ khí Trung Quốc làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”

Thời báo Hoàn Cầu liệt kê 4 loại vũ khí thế hệ mới của Trung Quốc mà họ cho rằng làm Mỹ, Nhật “sợ hãi”.

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc nói rằng, năm 2012 Trung Quốc đã đặt dấu chấm hết cho hình ảnh sức mạnh quân sự kém cỏi và bắt đầu làm mới mình thông qua các cuộc tuần tra lãnh hải, quốc tế, diễn tập quân sự rầm rộ và giới thiệu một loạt các loại vũ khí tinh vi.
 
Rõ ràng, Trung Quốc đang cố gắng làm cho Mỹ - Nhật hiểu rằng Trung Quốc đã trở nên giàu có và mạnh mẽ, và rằng sẽ không có một kết thúc dễ dàng nếu bất kỳ nước nào có một cuộc chiến với Trung Quốc.
 
Thời báo Hoàn Cầu đã liệt kê ra 4 loại vũ khí mà họ cho rằng làm Mỹ - Nhật “sợ hãi”:
 
Tên lửa Hồng Kỳ 9
 
Hồng Kỳ 9 (hay gọi là HQ-9) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Viện Công nghệ Quốc phòng Trung Quốc nghiên cứu sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa Patriot (Mỹ) và S-300 (Nga).
 
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 được cho là có khả năng tiêu diệt tất cả mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo).
 
Biên chế một lữ đoàn tên lửa HQ-9 thường gồm 6 khẩu đội, mỗi khẩu đội gồm: xe điều khiển TWS-312, đài radar điều khiển hỏa lực HT-233, đài radar trinh sát Type 305B/YLC-2V, 8 xe mang ống phóng tên lửa (mỗi xe 4 đạn, tổng cộng 32 đạn/khẩu đội) cùng các thành phần xe nạp đạn, xe cung cấp điện 200kw…
 
Trong đó, đài radar điều khiển hỏa lực mạng pha HT-233 được cho là thiết kế giống với radar 30N6E (tổ hợp S-300 của Nga). Tuy nhiên, kích thước của HT-233 được cho là nặng nề, to lớn hơn so với nguyên gốc, tuổi thọ ngắn, mức tiêu thụ điện năng lớn. Cũng có nguồn tin cho rằng, HT-233 giống với đài radar điều khiển MQM-53 của tên lửa Patriot hơn là S-300.
 
HT-233 có khả năng phát hiện mục tiêu ở tầm 120km, theo dõi ở cự ly 90km. HT-233 có thể theo dõi đồng thời 100 mục tiêu và điều khiển 6 tên lửa tấn công 6 mục tiêu cùng lúc.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 phóng đạn tên lửa.

Ngoài các thành phần radar HT-233 và Type 305B, khẩu đội HQ-9 có thể được mở rộng với việc kết hợp thêm đài radar nhìn vòng bắt thấp Type 102 và radar quét mạng pha điện tử chủ động Type 305A giúp tăng khả năng chống tên lửa đạn đạo cho HQ-9 và phát hiện máy bay tàng hình.
 
Về phần đạn tên lửa, hệ thống HQ-9 sử dụng đạn tên lửa tương tự đạn tên lửa S-300. Đạn tên lửa có 2 tầng động cơ đẩy (tầng 1 có đường kính 700mm, tầng 2 560mm) với trọng lượng phóng 2 tấn, dài 6,8m. Tên lửa trang bị đầu đạn thuốc nổ phân mảnh 180kg, tốc độ hành trình Mach 4,2, tầm bắn 200km (chống máy bay) và 30km (chống tên lửa đạn đạo).
 
Theo báoHoàn Cầu, HQ-9 còn được trang bị một loại đạn tên lửa chống máy bay có tầm bắn xa tới 350km và tên lửa chuyên đánh mục tiêu bay thấp có thể phá hủy mục tiêu ở độ cao… 5m.
 
Mặc dù các tờ báo Trung Quốc tự đánh giá rằng HQ-9 vượt trội hơn hệ thống S-300 và đã ngang tầm với hệ thống tên lửa S-400 mới nhất của Nga. Nhưng xét các mặt thông số kỹ thuật thì HQ-9 mới chỉ tạm gọi là tương đương S-300.
 
Thậm chí, các chuyên gia Nga còn khẳng định, HQ-9 chưa thể so sánh với S-300 đời đầu chứ chưa nói tới thế hệ S-300PMU-1, S-300PMU-2.
 
Tên lửa đạn đạo Đông Phong 41
 
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong 41 (gọi tắt là DF-41, định danh phương Tây là CSS-X-10) do Viện phương tiện phóng Trung Quốc phát triển để thay thế cho loại tên lửa Đông Phong 5 (DF-5).
 
DF-41 được cho là một sản phẩm “sao chép” công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-12 (SS-27) của Nga. DF-41 dài khoảng 21m, đường kính thân 2,25m và trọng lượng phóng 80 tấn.
Xe mang ống phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.

DF-41 có tải trọng 2,5 tấn mang phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân cỡ 20-90-150 kiloton. Tầm bắn của tên lửa đạt 12.000km tới 15.000km, đủ khả năng bao quát mọi mục tiêu trên đất Mỹ. Hệ thống điều khiển tên lửa sử dụng hệ dẫn quán tính giai đoạn đầu và hệ định vị toàn cầu giai đoạn cuối, bán kính lệch mục tiêu 100-500m.
 
Theo một số nguồn tin, ngày 24/7/2012, Trung Quốc đã lần đầu bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41.
 
Tên lửa đạn đạo Cự Lãng 2
 
Trên mặt đất Trung Quốc có tên lửa đạn đạo DF-41 có khả năng vươn tới Mỹ, thì ở mặt biển Trung Quốc sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm Cự Lãng 2 (gọi tắt là JL-2, định danh phương Tây CSS-NX-5) đủ khả năng đe dọa Mỹ.
 
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm JL-2 được thiết kế từ những năm 1970-1980, cuộc phóng thử đầu tiên thực hiện năm 2002.
Phóng thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.

JL-2 dài 13m, đường kính thân 2,25m, trọng lượng phóng 42 tấn, tải trọng 2,8 tấn. Phần chiến đấu kiểu MIRV có khả năng chứa 3-8 đầu đạn hạt nhân loại 20-90-150 kiloton.
 
Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 7.200km, dùng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp hệ định vị toàn cầu Bắc Đẩu cho phép đạt độ chính xác cao (bán kính lệch mục tiêu 150-300m).
 
Theo một số nguồn tin, ở giai đoạn tiếp cận mục tiêu tên lửa được trang bị hệ thống phòng vệ để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Hiện nay, tên lửa JL-2 được trang bị trên các tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094.
 
Vũ khí laser
 
Vũ khí laser là vũ khí hủy diệt không khói, không âm thanh và không mùi thuốc súng như các loại vũ khí thông thường khác.
 
Vũ khí laser dùng tia bức xạ điện từ tập trung năng lượng cao (gấp vài trăm triệu lần, thậm chí vài tỷ lần so với ánh nắng mặt trời) để tạo ra các tia laser khác nhau. Tuy không có đạn như vũ khí thông thường song chúng có khả năng phát ra các chùm tia laser năng lượng cao với tốc độ 300.000km/s làm nóng chảy kim loại, bốc hơi.
 
Loại vũ khí này được sử dụng chủ yếu để tiêu diệt máy bay, tên lửa đối phương, làm biến dạng, vô hiệu hóa và phá hủy nhanh chóng các mục tiêu bằng kim loại.
 
Với các tính năng vượt trội của loại vũ khí hủy diệt này nên trong nhiều năm trở lại đây một loạt quốc gia mà đi đầu là Mỹ đang chú trọng nghiên cứu, phát triển và ứng dụng laser vào kỹ thuật quân sự. Và Trung Quốc không nằm ngoài ngoại lệ đó.
Trung Quốc rất quan tâm tới phát triển vũ khí laser.

Trung Quốc cũng rất quan tâm tới việc nghiên cứu và phát triển vũ khí laser như một phương tiện tấn công và phòng thủ hiện đại, hiệu quả cao.
 
Theo nhận định của giới chuyên gia quốc tế, rất có thể Trung Quốc đã sở hữu vũ khí laser có khả năng tiêu diệt tên lửa đối phương ở tầm thấp dựa trên công nghệ kỹ thuật của Nga.
 
Theo báoHoàn Cầuthì nếu Trung Quốc thành công trong phát triển vũ khí laser họ có thể tấn công mục tiêu tên lửa ở cự ly tới 30.000km.

 
 

Nguồn: kienthuc.net.vn

Các bài liên quan:

http://vesinhsach.net/52/236/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay/Dich-vu-lam-sach-hang-ngay.htm

giat tham van phong

Lăn sơn quét vôi xử lý silicon

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế