Translate

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Ngoại giao vũ khí

Tổng thống Pháp Francois Hollande vừa kết thúc chuyến thăm Ấn Độ vài ngày trước, ngay lập tức, Thủ tướng Anh David Cameron ngày 18-2 đã bắt đầu chuyến công du New Delhi trong ba ngày với mục đích tương tự: hợp tác thương mại. Thế nhưng, chủ đề chính, cốt lõi chính là những hợp đồng mua bán vũ khí mà các quốc gia châu Âu kỳ vọng vào “vị khách sộp” Ấn Độ.

 

Dịp này, Thủ tướng Anh cũng kiên trì giới thiệu, thúc đẩy hợp đồng bán máy bay tiêm kích hiện đại nhất nhì thế giới Typhoons của tập đoàn Eurofighter cho Ấn Độ. Quốc gia châu Á này từng từ chối mua Typhoons vì còn cân nhắc phương án mua máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với giá mềm hơn. Tuy nhiên, Pháp và Ấn Độ vẫn chưa thỏa thuận thành công thương vụ trên trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp vừa qua.

Vì vậy trong chuyến công du đến Ấn Độ, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Anh David Cameron kiêm luôn vai trò là những nhà thuyết khách buôn vũ khí.

Khủng hoảng kinh tế - tài chính, nợ công trì kéo đà phát triển của các quốc gia châu Âu. Ngành sản xuất vũ khí của châu Âu bị thâm hụt một phần cũng vì chính sách cắt giảm chi tiêu quốc phòng của các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU). Vì thế, mũi nhọn xuất khẩu vũ khí, thiết bị quốc phòng của khu vực này càng phải được đẩy mạnh để vực dậy nền kinh tế.

Ấn Độ hiện là khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga. Nga đã nhanh tay hơn các quốc gia châu Âu trong việc sở hữu những hợp đồng vũ khí lớn từ Ấn Độ. Ước tính, trong trang bị của quân đội Ấn Độ có tới 70% vũ khí do Nga sản xuất. Trong 10 năm tới, Ấn Độ dự kiến sẽ chi 100 tỷ USD để nâng cấp kho vũ khí, thiết bị quốc phòng. Con số này quá hấp dẫn đối với bất kỳ nhà buôn vũ khí nào.

Trong khi đó, theo số liệu từ Quốc hội Mỹ, doanh số bán vũ khí, thiết bị của Mỹ tại những quốc gia tại châu Á - Thái Bình Dương mà Mỹ có hoạt động quân sự tăng 13,7 tỷ USD trong năm tài chính 2012, tăng 5,4% so với năm 2011. Trong năm 2012, đã có khoảng 65 thông báo từ Quốc hội Mỹ cho các giao dịch bán vũ khí cho nước ngoài được chính phủ giàn xếp với giá trị tiềm năng tổng cộng hơn 63 tỷ USD. Các nước châu Âu không thể chậm chân thêm nữa.

Dồn lực cho quốc phòng là xu hướng dễ thấy ở các quốc gia có tranh chấp trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ thời gian qua. Đặc biệt là châu Á, nổi lên với nhiều điểm nóng. Cùng với Ấn Độ, các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… cũng không ngại chi đậm cho các thiết bị quân sự hiện đại. Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ), tổng cộng chi tiêu quốc phòng của bốn nước trên đã đạt mức 224 tỷ USD chỉ sau 10 năm. Châu Á và châu Đại Dương chiếm tới 44% nhập khẩu vũ khí toàn cầu. Như vậy “vị khách sộp” ở đây không chỉ có Ấn Độ.

Căng thẳng ở Trung Đông, Ấn Độ - Pakistan, bán đảo Triều Tiên và biển Đông là chất xúc tác cho cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Xung đột đe dọa và phá hủy cuộc sống của hàng triệu người được thúc đẩy bởi buôn bán vũ khí. Đây cũng là “hạt nhân” của cái gọi là thúc đẩy hợp tác thương mại mà các quốc gia châu Âu trao đổi bằng những hợp đồng hợp tác khác.

NHƯ QUỲNH

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

giặt thảm văn phòng

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/32/211/Phu-bong-danh-bong-san-go/Phu-bong-san-go-danh-bong-san-go.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế