Translate

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Trung Quốc phản pháo cuộc chiến pháp lý Biển Đông thế nào?

Cuộc chiến pháp lý về Biển Đông đang nóng lên, với việc Philippines kiện Trung Quốc ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Ảnh minh họa

Kiện Trung Quốc, Philippines không hề đơn độc
Xét về mọi khía cạnh, Philippines không hề đơn độc trong vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông. Việc Mỹ và EU đứng về phía Philippines đã cho thấy rõ điều này.
 
Bị Bắc Kinh ngày càng dồn ép và quá thất vọng với kết quả các hội nghị cấp cao ASEAN ở Phnom Penh, hồi tháng 1/2013, Philippines đã quyết định kiện Trung Quốc lên một tòa án Liên Hợp Quốc. Trong đơn kiện này, Philippines đã bác bỏ đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở cả cấp độ quốc gia lẫn quốc tế.
 
Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết, đơn kiện của Philippines nói rằng, cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc dựa vào để đòi hỏi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, trùm lên cả lãnh hải lẫn các đảo của những nước láng giềng là “trái với luật pháp quốc tế” hiện hành.
 
Phía Philippines cho biết, mục đích khiếu kiện nhằm vạch rõ cái gọi là “đường chín đoạn” mà Trung Quốc tự ý vạch ra là “phi pháp”. Động thái khiếu kiện này nhằm quốc tế hóa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, sau hàng loạt các vụ đụng độ giữa tàu Trung Quốc và Philippines – trong đó có vụ đụng độ kéo dài nhiều tuần ở bãi cạn Scarborough.
 
Các quan chức Philippines dự kiến các thủ tục pháp lý sẽ kéo dài 3-4 năm và kết quả là một “giải pháp bền vững” cho các vụ tranh chấp.
 
Trong động thái pháp lý này, Philippines ngày càng nhận được sự đồng tình ủng hộ của quốc tế và khu vực. Mới đây, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ ủng hộ việc Philippines đưa các vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc ra tòa án quốc tế
 
Báo chí Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert Del Rosario cho biết, trong cuộc điện đàm tối 13/2, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ủng hộ các nỗ lực của Manila trong việc dùng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, để giải quyết các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông. Công ước này đã được 163 nước trên thế giới ký kết - trong đó có Philippines và Trung Quốc.
 
Sự ủng hộ của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dành cho việc Philippines kiện Trung Quốc là một sự ủng hộ có tính quan trọng và ở cấp cao nhất mà Manila nhận được cho tới nay, mặc dù Mỹ vẫn nói rằng không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
 
Theo hãng tin Philippines ngày 15/2, người đứng đầu phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) Werner Langen đang ở thăm Manila nói EU “ủng hộ” lập trường của Manila đưa các tranh chấp biển đảo ra tòa án quốc tế và cho rằng đây là một “động thái tốt nhằm đảm bảo giải quyết hòa bình các cuộc xung đột”. Ông Langen nêu rõ: “EU đứng về phía Philippines. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận điều này vì nó đưa cả hai bên tới... một giải pháp”.
 
Sau khi Philippines đệ đơn kiện, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon lập tức lên tiếng kêu gọi giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Ông Ban Ki-moon cũng cho biết đang theo dõi sát sao vụ kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về Luật Biển. Không bày tỏ quan điểm ủng hộ bên nào, nhưng Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết Liên Hợp Quốc sẵn sàng “cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật và chuyên nghiệp, nhưng trước hết, vấn đề này nên được giải quyết giữa các bên liên quan”.

Trung Quốc e ngại trọng tài quốc tế "vì đuối lý"
Trước các động thái của Philippines, Trung Quốc đã phản ứng bằng một loạt các hành động khiêu khích. Theo quan điểm của Trung Quốc, nỗ lực ngoại giao của Philippines dựa vào quốc tế và tranh thủ các tổ chức đa phương để tái khẳng định tuyên bố chủ quyền chỉ làm cho tình hình trở nên xấu đi. Không những thế, Trung Quốc tái khẳng định “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các vùng biển đảo đang tranh chấp với Philippines.
 
Về vấn đề này, tổ chức phi chính phủ New America Security (CNA) cho rằng, việc Trung Quốc khăng khăng chối bỏ sự can thiệp của trọng tài quốc tế “một phần vì điều này sẽ liên quan đến một tổ chức đa phương và cũng vì Trung Quốc đuối lý”.
 
Trong năm 2011, Trung Quốc đã từ chối một đề nghị Philippine đưa tuyên bố chủ quyền chồng chéo của hai bên lên Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS), được thành lập theo UNCLOS để giải quyết các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia đã phê chuẩn UNCLOS. Manila đã đề nghị ITLOS đòi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động mà Philippines cho là xâm phạm chủ quyền của nước này.
 
Tổ chức New America Security nhận định: “Trung Quốc không tham gia ITLOS khi phê chuẩn UNCLOS và điều đó có nghĩa là Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ tiếp tục phản đối khiếu kiện của Philippines”. Giới chuyên gia quốc tế dự báo đây sẽ là cuộc chiến pháp lý kéo dài.

Các bài liên quan:

dịch vụ làm sạch hàng ngày

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/112/257/Dich-vu-ve-sinh-van-phong/Dich-vu-ve-sinh-van-phong.htm

phu bong san go danh bong san go

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế