Translate

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Afghanistan trước tương lai u ám

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/chuyen-pha-do-cong-trinh-xay-dung/a201482.html

phá dỡ công trình

Tin quốc tế

 

An ninh bất ổn cộng với năng lực quản lý yếu kém do nạn tham nhũng tràn lan đang đẩy Afghanistan đứng trước tương lai u ám khi Mỹ rút hết quân khỏi quốc gia Nam Á này.

 

Mùa Xuân 2013 đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình chuyển giao an ninh ở Afghanistan khi các lực lượng của nước này chính thức đảm nhận trách nhiệm gìn giữ an ninh trên ắt lãnh thổ theo kế hoạch 4 giai đoạn mà Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang triển khai.

Quá trình chuyển giao trách nhiệm đảm bảo an ninh tập trung vào những mục tiêu chủ chốt như xây dựng Lực lượng An ninh Quốc gia Afghanistan, cải thiện năng lực quản lý của các cấp chính quyền, giảm thiểu tham nhũng và vận động quân nổi dậy buông vũ khí. Có tới 87% số lượng các chiến dịch bình ổn an ninh được giao cho lực lượng an ninh Afghanistan giữ vai trò tiên phong trong bối cảnh NATO đang tìm cách điều chỉnh cơ cấu, ví dụ Mỹ thay thế các lữ đoàn thông thường bằng các lữ đoàn hỗ trợ an ninh đặc biệt. Cố vấn NATO vẫn tiếp tục cộng tác với phía Afghanistan, nhưng giảm mạnh về số lượng. Trong quá trình chuyển giao đến cuối năm 2014, các đơn vị chiến đấu còn lại của Mỹ và NATO sẽ chỉ can thiệp nếu xảy ra khủng hoảng.


Binh sỹ NATO ở Afghanistan

Kể từ khi được triển khai, bản kế hoạch khá công phu này đã mang lại những thành quả ban đầu. Lực lượng NATO và Afghanistan đã giành lại quyền kiểm soát một số khu vực đông dân cư trước đây do quân nổi dậy nắm giữ. Không thể phủ nhận một thực tế là các chiến dịch do lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp tiến hành đã gây nhiều thiệt hại cho quân nổi dậy. Tuy nhiên, cầm bình ổn tình hình an ninh vẫn như “muối bỏ bể”. Bị tấn công ở khu vực này, quân nổi dậy lại di chuyển đến những khu vực khác để bảo tồn lực lượng và tiếp tục quấy rối. Vì thế, không ai có thể khẳng định chắc chắn rằng đến cuối năm 2014, làn sóng nổi dậy ở Afghanistan sẽ được dập tắt hoàn toàn, hoặc chí ít là nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng Afghanistan.

Ngay trong cuối tuần qua, khi tân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đang đến thăm Afghanistan, đã có ít nhất 18 người thiệt mạng do các vụ đánh bom tự sát. Taliban đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công Bộ Quốc phòng ở Kabul trong lúc ông Hagel tới thăm thủ đô của Afghanistan và nói rằng đây là một lời cảnh báo cho người đứng đầu công tác quốc phòng Mỹ. Giữa lúc đó có tin Mỹ và Taliban đã bắt tay diễn một vở kịch để đe dọa về một tương lai u tối khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan vào năm 2014. Dù Tư lệnh các lực lượng Mỹ và NATO tại Afghanistan, Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Dunford đã bác bỏ, nói cáo buộc đó là “hoàn toàn không có cơ sở” nhưng có vẻ ai cũng nhận thấy niềm tin của lãnh đạo Afghanistan đang lao dốc không phanh. Tổng thống Karzai phản ứng lại những tin tức này bằng cách hủy cuộc họp báo với người đứng đầu Lầu Năm Góc.

Càng đến ngày liên quân rút đi thì mâu thuẫn giữa người Afghanistan và Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) càng trở nên gay gắt. Bắt đầu từ vụ binh lính Mỹ đốt kinh Koran tháng 2/2012, làn song biểu tình và tuần hành đã nổ ra trên phạm vi toàn quốc. Giữa tháng trước, sau khi xảy ra vụ máy bay NATO không kích làm 10 dân thường thiệt mạng, Tổng thống Karzai ngay lập tức cấm quân đội chính phủ gọi máy bay yểm trợ từ phía đồng minh nhằm khẳng định quyền tự chủ của mình cũng như để xoa dịu người dân nước này. Đầu tháng này, trong cuộc họp báo chung với Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen ở Kabul, ông Karzai đã tuyên bố chính quyền Kabul (từng được Mỹ xem như đồng minh ngoài NATO) mong nhận được sự hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố từ Pakistan - đồng minh thân thiết một thời của Mỹ và cũng là đối tượng luôn bị Mỹ chỉ trích vì không ra sức chống khủng bố.

Nhiều ý kiến cho rằng nguồn gốc gây ra bạo lực và nổi dậy ở Afghanistan chính là nạn tham nhũng tràn lan và năng lực quản lý yếu kém của giới chức. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, cả hai vấn đề “nóng” vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu. Lực lượng quốc tế rút đi cũng đồng nghĩa với việc giảm viện trợ tài chính, lương thực và hậu cần. Khi đó, không chỉ là môi trường an ninh mà cả xã hội và hệ thống chính trị Afghanistan sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng, đe dọa tới sự tồn vong. Tiếp quản sứ mệnh đảm bảo an ninh trên ắt lãnh thổ nhưng lực lượng an ninh, quân đội Afghanistan chưa thể mang lại niềm tin cho chính phủ và người dân.

Và viện vào những lý do này, có thể hiểu vì sao Mỹ còn chần chờ chưa đưa ra quyết định để lại bao nhiêu quân ở chiến trường Afghanistan (mà phần lớn nhân sự theo Mỹ nói là phục vụ công tác hỗ trợ) trong bối cảnh hầu bao của Mỹ ngày càng bị thắt chặt. Nhưng lý do ẩn chữa đằng sau, và quan trọng hơn là vì Mỹ vẫn muốn chi phối đất nước Nam Á này, từ đó duy trì sự ảnh hưởng ở khu vực cận Đông. Một mặt, đây là vị trí thuận lợi để kiềm chế ảnh hưởng của Nga, mặt khác, đây cũng là điều kiện để Mỹ nắm trong tay đòn bẩy kinh tế thế giới vì khu vực này có nguồn dầu khí lớn.

Có thể lực lượng cảnh sát quốc gia Afghanistan, mới có khoảng 157.000 quân và Quân đội Afghanistan, mới có 195.000 quân, còn chật vật trong việc đảm bảo an ninh cho đất nước cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2014. Có thể Afghanistan sẽ đối mặt với một tương lai u ám khi Mỹ và liên quân rút khỏi nhưng người Afghanistan không thể chối bỏ một thực tế là đã đến lúc họ phải tự đứng trên đôi chân của chính mình./.

V.V

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế