Translate

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Không trốn nổi quá khứ

Cũng có thể coi như họa vô đơn chí khi giữa lúc đất nước đã đầy khó khăn và bầu không khí chính trị xã hội chung vì thế ảm đạm thì cả chính phủ thời trước lẫn hiện tại lại bị bê bối và tai tiếng.

 

Sự việc xảy ra trong quá khứ, dư luận đồn thổi đã nhiều, những người liên quan đã tìm cách chống đỡ. Nhưng xem ra chuyện gì phải đến đã đến và họ đều không thể trốn nổi quá khứ của mình.

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã chính thức bị tiến hành điều tra về những cáo buộc vi phạm pháp luật khi nhận tiền ủng hộ cho cuộc vận động tranh cử tổng thống. Hai cộng sự thân cận của ông Sarkozy thời đương nhiệm là cựu Bộ trưởng Tài chính và đương kim Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cũng như cựu Tổng Thư ký Phủ Tổng thống Claude Gueant đều đã bị cảnh sát và tòa án khám xét nhà riêng để truy tìm bằng chứng. Cả hai đều bị cáo buộc tiếp tay cho kẻ khác trốn thuế và biển thủ công quỹ. Một thành viên trong chính phủ của người kế nhiệm ông Sarkozy đã phải từ chức sau khi bị lộ tẩy là đã lập tài khoản riêng ở Thụy Sĩ để trốn thuế. Thành viên này là Bộ trưởng Ngân sách Jerome Cahuzac và đã buộc phải từ chức. Điều đáng nói ở đây là ông Cahuzac là một trong những cộng sự tin cậy nhất của đương kim Tổng thống Pháp Francois Hollande, phụ trách trực tiếp cuộc chiến chống trốn thuế và chống trốn thuế là một trong những khẩu hiệu hành động của ông Hollande sau khi lên cầm quyền ở Pháp.

Bê bối và tai tiếng như thế không phải chỉ là những hiện tượng riêng lẻ mà đã mang tính hệ thống. Ở đây có chuyện vì quyền lực mà họ có thể làm tất cả, bất chấp thủ đoạn và pháp luật. Ở đây có chuyện dựa vào quyền lực có được mà họ đã dám bất chấp pháp luật như thế. Ở đây có chuyện họ tin rằng quyền lực họ đã từng có và hiện đang có đảm bảo cho chuyện quá khứ của họ không bị khui ra ở thời hiện tại.

Nếu những chuyện như thế chỉ là hiện tượng riêng lẻ thì thật ra không cần phải đề cập đến nhiều bởi quyền lực có thể làm thay đổi cả bản chất con người theo những hướng rất khác nhau. Nhưng nếu nhiều đến như vậy và có tính hệ thống như thế thì rõ ràng cái gọi là "văn hóa chính trị" và "trách nhiệm về quyền lực" ở nước Pháp có vấn đề thật sự và nền tảng đạo lý cũng như pháp lý của nhà nước pháp quyền ở đây đã và vẫn đang bị bào mòn. Nếu không xử lý ổn thỏa chuyện trách nhiệm đối với quá khứ thì sẽ không thể có được trách nhiệm đúng đắn cho hiện tại và tương lai.

Các bài liên quan:

http://phadocongtrinh.co/thu-mua-giay-phe-lieu/a206548.html

Tin quốc tế

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế