Translate

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2013

Dồn dập kết quả tăng cường sức mạnh quân sự Nga

Lộ nơi thành lập không đoàn Su-34 Chiến đấu cơ tốt nhất thế kỷ 20 Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc

 

 
 

Chương trình thứ hai là “Chương trình mục tiêu quốc gia hiện đại hóa các tổ hợp công nghiệp quốc phòng 2011-2020 ” với kinh phí 3.000 tỷ rúp (hơn 100 tỷ đô la, trong đó nguồn ngân sách nhà nước là 1.800 tỷ rúp và 1.200 tỷ rúp lấy từ chính các xí nghiệp công nghiệp quốc phòng) với các nhiệm vụ chính là trẻ hóa đội ngũ cán bộ, đổi mới sản xuất và đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học và thiết kế thử nghiệm.

Sau hơn 2 năm thực hiện, hai chương trình trên đã đem lại một số kết quả cụ thể. Xin dẫn ra một số sự kiện và số liệu liên quan đến lĩnh vực quân sự- quốc phòng của Liên Bang Nga xảy ra dồn dập trong những ngày cuối năm 2012 và đầu năm 2013 được các phương tiện thông tin đại chúng Nga đăng tải để chứng minh cho kết luận trên.

Xin nhấn mạnh là phạm vi bài viết này mới đề cập đến một vài khía cạnh liên quan đến tiến trình tái trang bị cho một số quân binh chủng trong Quân đội Nga.

1. Không quân

Máy bay tiêm kích mới nhất thế hệ 5 “T-50” ( PAK-FA) của Không quân Nga.

Sự kiện đáng chú ý nhất liên quan đến Không quân Nga là bắt đầu từ năm 2013 Nga sẽ thử nghiệm nhà nước các máy bay tiêm kích mới nhất thế hệ 5 “T-50” (PAK-FA). Một số phương tiện thông tin đại chúng đã cung cấp một số số liệu về tính năng kỹ- chiến thuật của loại máy bay này.

Còn trong năm 2012, Không quân Nga đã tiếp nhận 6 chiếc máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4++ S-35S đầu tiên. Đây là loại máy bay có khả năng đạt tốc độ 2.500 km/h và có cự ly bay đến 3.400 km, bán kính tác chiến là 1.600 km, được trang bị pháo 30 mm và 12 móc treo tên lửa và bom với trọng lượng lên tới 8 tấn.

Theo kế hoạch đã duyệt, đến năm 2015, Không quân Nga sẽ có tổng cộng 48 máy bay kiểu này và có thể ký thêm hợp đồng mua 48 chiếc nữa.

 

Ngày 07/01/2013, nhà máy sản xuất máy bay “Aviastar” (Tp Ulianovsk) đã cho xuất xưởng 3 máy bay vận tải quân sự hạng nặng đã được hiện đại hóa IL-76MD-90A với các số hiệu 01-01, 01-02 và 01-03 theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Nga trong một hợp đồng trị giá 140 tỷ rúp mua 39 chiếc loại này.

Các máy bay này sẽ được đưa vào thử nghiệm nhà nước vào quý III năm 2013. Bộ quốc phòng Nga cũng dự định sẽ mua 100 chiếc IL-76MD-90A với 16 biến thể khác nhau trong giai đoạn từ 2013 đến 2020.

Cùng với việc đưa vào trang bị và thử nghiệm các máy bay mới, Không quân Nga cũng sẽ tiến hành thử nghiệm nhà nước đối với tên lửa đánh gần mới để đưa vào trang bị cho Không quân Nga. Tên lửa này sẽ được trang bị cho các máy bay thế hệ 5 T-50 (PAK FA – máy bay của không quân chiến trường).

Nó cũng có thể trang bị cho các kiểu máy bay tiêm kích hiện đang có trong trang bị như Su-27, MiG -31 và một số loại máy bay khác. Có tin là tên lửa này đã được thử nghiệm thành công vào tháng 12/2012.

Đây là kiểu tên lửa có khối lượng gần 100 kg, dài gần 3m, khối lượng đầu tác chiến – 8 kg và theo như tuyên bố của các quan chức quân sự Nga thì hiện loại tên lửa này có thể tiêu diệt được bất cứ mục tiêu cơ động trên không nào.

2. Hải quân (Hạm đội)

Tầu ngầm nguyên tử Yuri Dolgoruky của Hải quân Nga

Tháng 12/2012, tàu ngầm đầu tiên của dự án “Borei” mang tên “Iuri Dolgoruki” đã được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga. Tàu ngầm nguyên tử “Iuri Dolgoruki” được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa R-30 “Bulava".

Cuối năm 2012, Nga cũng đã hoàn thành việc thử nghiệm cấp nhà nước tàu ngầm nguyên tử thứ hai mang tên “Aleksandr Nhevski" của dự án 955. Các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa chiến lược dự án 955 “Borei” do Phòng thiết kế “Rubin” thiết kế có lượng giãn nước là 24.000 tấn, đạt tốc độ 29 hải lý/giờ, có thể lặn sâu tới 480 m và hoạt động độc lập trên biển 90 ngày đêm.

 

Kíp thủy thủ có 105 người, trong đó có 55 sỹ quan. Các tàu này được trang bị 20 tên lửa đạn đạo “Bulava“ và các loại ngư lôi và tên lửa khác. Giá mỗi chiếc khoảng 20 tỷ rúp (khoảng 700 triệu đô la).

Để so sánh: tàu ngầm nguyên tử lớp “Ohio” của Mỹ: lượng giãn nước khi lặn là 18.800 tấn, tốc độ tối đa 24 hải lý/giờ, lặn sâu tối đa 450 m, thời gian hoạt động độc lập trên biển 90 ngày đêm và kíp thủy thủ là 155 người. “Ohio” được trang bị 24 tên lửa “Trident”, 4 bệ phóng ngư lôi với 24 quả đạn.

Ngày 19/12/2012, Tư lệnh Hải quân Nga đô đốc V. Chirkov tuyên bố là việc sản xuất hàng loạt các tàu ngầm nguyên tử thế hệ năm sẽ được bắt đầu sau năm 2030. Hiện nay, Hải quân Nga đang được trang bị các tàu ngầm nguyên tử thế hệ ba và trong thời gian tới, các tàu này sẽ được thay thế bằng các tàu ngầm nguyên tử thế hệ thứ tư thuộc các dự án 955 “Borei” và 885 “Iasen” như đã nói ở trên.

Chiếc tàu ngầm nguyên tử đa năng đầu tiên của dự án “Iasen” mang tên “Severodvinsk” sẽ được đưa vào trang bị của Hải quân Nga vào năm 2013. Hiện nay chiếc tàu này đang được thử nghiệm tổng thể tại Biển Trắng (Beloie More).

Ngày 26/11/2012, tàu đã bắn thử thành công tên lửa có cánh siêu âm “Kalibr” vào một mục tiêu trên mặt đất. Các tàu ngầm lớp này với tên lửa “Kalibr” có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất cách bờ đến 1.500 km.

Trước đó, ngày 07 tháng 11 năm 2012, chiếc tàu này cũng đã phóng thành công tên lửa “Kalibr” và đã tiêu diệt một mục tiêu trên biển khi tàu đang lặn sâu dưới nước. Tàu ngầm “everodvinsk” được hạ thủy ngày 15/6/2010 và đã được thử nghiệm trên biển 220 ngày đêm.

Các tàu ngầm đa năng dự án 885 “Iasen” có thể đạt tốc độ tới hơn 30 hải lý/ giờ, lặn sâu đến 600 m và hoạt động trên biển tới 100 ngày đêm với kíp thủy thủ là 90 người trong đó có 30 sỹ quan.

Theo kế hoạch, đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ nhận 10 tàu dự án “Borei”, đến năm 2021 sẽ nhận tiếp 7 tàu dự án “Iasen”. Ngoài ra, Hải quân Nga cũng sẽ nhận thêm khoảng 20 tàu ngầm điện- Diezel trong đó có 6 tàu ngầm dự án 636.3 “Varshavianka”. Nga cũng sẽ tiếp tục hiện đại hóa các tàu ngầm hạt nhân chiến lược dự án “Akula” hiện đang có trong trang bị.

Về tàu nổi, trong tương lai trung hạn thành phần chủ yếu của lực lượng tàu nổi Nga hoạt động ở khu vực gần bờ và trên các đại dương sẽ là các fregat dự án 2235.0 và các tàu dự án 2038.0. Theo dự án 2038.0, Nga đã đóng 5 tàu và đã đưa vào trang bị 2 chiếc trong số đó.

Các tàu nổi hiện đang hoạt động trên các đại dương cũng sẽ dần được thay thế bằng các tàu đóng theo dự án mới. Những tàu này sẽ khả năng tấn công và phòng thủ mạnh hơn, kể cả phòng thủ chống tên lửa. Đến năm 2016, Hải quân Nga sẽ được trang bị thêm 6 tàu tuần tiễu dự án 1135.6.

Ngay trong năm 2013, tàu đổ bộ hạng nặng “Ivan Gren” cũng sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga.

Với nguồn ngân sách 4,7 nghìn tỷ rúp (khoảng 170 tỷ đôla) dành cho chương trình phát triển Hải quân giai đoạn 2011-2020 theo Chương trình vũ khí đã được phê duyệt Chính quyền Nga đang và sẽ tăng cường sức mạnh Hải quân, mở rộng phạm vi hoạt động trên biển và trên đại dương.

Vào mùa hè năm 2012, Hải quân Nga đã nối lại việc đưa các tàu ngầm tên lửa chiến lược tiến hành tuần tiễu thường xuyên trên các vùng biển quốc tế sau 26 năm vắng mặt.

Tháng 12/2012, tư lệnh Hải quân (Hạm đội) Nga đô đốc V. Chirkov cũng thông báo là một hệ thống đồng bộ các căn cứ cho các tàu sân bay, tàu hạng nặng, tàu ngầm sẽ được hoàn thiện trước năm 2020. Tổng cộng đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ có 51 tàu chiến và 24 tàu ngầm với tổng trị giá lên đến hơn 140 tỉ USD.

(Đón đọc Kỳ II)

Lê Hùng(Tổng hợp từ các báo Nga)

 

Nguồn: baodatviet.vn

Các bài liên quan:

ve sinh cong nghiep

vệ sinh công nghiệp

http://vesinhsach.net/135/251/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon/Lan-son-quet-voi-xu-ly-silicon.htm

dich vu ve sinh van phong

phủ bóng sàn gỗ đánh bóng sàn gỗ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Báo thế giới, nơi cung cấp các tin tức nóng hổi nhất quốc tế